Đặc sản Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ

  1. Ẩm thực

Cụ Huỳnh Thị Trọng

https://cdn.noron.vn/2021/08/10/artboard-1-copy-16132645405891123151683-1628590398.jpg

“Lá cẩm màu tím tôi đem ngâm nếp, xôi ra màu tím rất đẹp, ngon. Từ đó, tôi áp dụng vào bánh Tét nhân chuối, nhân mỡ, nhân đậu, nhân chay… Mọi người thích dùng. Sau đó thêm nhiều nhân thập cẩm khác như nhân thịt, trứng, nạc mỡ …” – bà Sáu Trọng nói.

https://cdn.noron.vn/2021/08/10/img6218-1613223354773643396406-1628590418.jpg

"Đầu tiên là mình ngâm nếp cẩm tầm 3 - 4 tiếng rồi xào với nước cốt dừa trong vòng 1 tiếng đồng hồ đến độ vừa chín khoảng 30% cho hột nếp no nước cốt và ngấm. Lúc này nếp tự động có mùi thơm béo thoang thoảng. Đậu xanh làm nhân cũng ngâm rồi xào, thịt, trứng muối đều phải nêm nếm thêm thắt làm sao cho đúng chuẩn và vừa vị", cô Xinh vừa đảo chảo nếp vừa nói. Bên dưới chảo than vẫn đang đỏ lửa, rồi vài giờ sau đó cô cũng điều chỉnh bếp than để lửa của nó vừa phải cho ra lò những đòn bánh tét đúng chuẩn theo cách ngày xưa má mình đã dạy.

https://cdn.noron.vn/2021/08/10/87132592616103754-1628590037.jpg

Bánh tét của người miền Nam mang theo giai thoại ý nghĩa đặc biệt khi nó được vua Quang Trung dùng để "nuôi quân" trong chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789. Ngoài ra, theo các bậc tiền bối nghiên cứu văn hóa cho biết, bánh tét còn được coi là sản phẩm thành công nhất trong công cuộc giao lưu ẩm thực Việt - Chăm. Chính vì thế khi gọi nó là "phó sản" sau bánh chưng miền Bắc trong mỗi dịp Tết truyền thống của người dân Việt Nam là hoàn toàn có lý do.

Từ khóa: 

ẩm thực