Đặc sản bánh Kà Tum ở An Giang

  1. Văn hóa

  2. Ẩm thực

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/871321915916759649-1628478430.jpg

Bánh ka tum gửi gắm ước vọng về một cuộc sống trọn vẹn, sung túc và đủ đầy. Thế nên chỉ trong những ngày lễ, Tết cổ truyền như: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Oc om booc... người Khmer mới làm loại bánh này để dâng lên trời đất. Và cũng chỉ có vùng đất Ô Lâm thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) mới còn làm loại bánh này.

Theo tiếng Khmer thì Ka Tum có nghĩa là bánh trái lựu”.

Ở xã Ô Lâm hiện nay có nghệ nhân Neáng Phương là một trong số ít nghệ nhân còn giữ được nghề làm bánh ka tum. Hơn 40 năm gắn bó với nghề làm bánh ka tum, bà Néang Phương giữ được những bí quyết riêng trong khâu làm bánh, vì vậy, toàn xã Ô Lâm chưa có ai làm bánh ngon và khéo như bà.

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/anh1rkju-1628478535.jpg

Nghệ nhân Neáng Phương chia sẻ, nguyên liệu làm bánh ka tum có gạo nếp, đậu trắng, dừa, đường cát, muối… Gạo nếp sau khi mua về ngâm qua một đêm, sau đó để ráo. Tiếp đến là cho đậu trắng, nước cốt dừa cùng chút muối và một ít đường trộn đều, cho thấm gia vị rồi gói bánh.

Khâu khó nhất và mất thời gian nhất là làm vỏ bánh. Thường bà con phải lựa những tàu lá thốt nốt non ở trên ngọn cây cho vừa đủ độ, chặt xuống, lau sạch, rọc từng mảnh nhỏ, dài có kích thước bằng nhau rồi đan thành hình vuông để tạo thành vỏ bánh. Riêng phần chóp bánh ka tum được thắt một cách khéo léo giống như cánh hoa đang bung nở. Một chiếc bánh đẹp đòi hỏi vỏ bánh phải vuông đều các góc, các mặt, lá thốt nốt phải được đan khít với nhau để nhân không bị lộ ra ngoài.

Từ khóa: 

văn hóa

,

ẩm thực