“Đắc Nhân Tâm” có phải là nghệ thuật ứng xử thông minh?
ĐẮC NHÂN TÂM - Nghệ thuật hay Xảo thuật?
Một câu hỏi khá là hấp dẫn cho các bạn hay đọc sách, chắc hẳn bạn cũng sẽ có một câu trả lời cho vấn đề này. Mình thì ít khi đọc sách, nhưng may mắn có lần đã đọc được cuốn sách này. Mình thấy cuốn sách chia sẻ cho ta những kinh nghiệm, bài học trong việc ứng xử, cách tạo thiện cảm với người khác, cách hướng suy nghĩ và chuyển hóa một con người. Vậy “Đắc Nhân Tâm” có phải là nghệ thuật ứng xử thông minh hay không?
Sách có tầm cao về giá trị nội dung, vì đã truyền tải những điều mà con người ta cần ở thời đại phát triển này, một xu hướng xây dựng xã hội tương lai với công nghệ hiện đại hỗ trợ phần lớn công việc, để tạo nên những mối quan hệ bền vững, tiết kiệm và an toàn. Đây là điều mà tất cả các tổ chức, hay bất kỳ một cá nhân nào cũng đang tìm tòi và đề cao hơn cả!
“Đắc Nhân Tâm” không phải là một cuốn sách với nội dung quá cứng ngắt hay tẻ nhạt, nó tập trung kể lại những câu chuyện một cách tinh tế, tỉ mỉ, dễ hiểu nhưng vẫn toát nên một nét bút khá ấn tượng. Những con chữ trong một cuốn sách, không thể nói là dày, nhưng lại có thể làm thay đổi cả thế giới của bạn? Nó là có thể, nếu như bạn đã từng đọc cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” của Adam Khoo, bạn sẽ thấy tác giả chia sẻ cho chúng ta các cách học hiệu quả nhờ phương pháp mindmap, cách tận dụng thời gian chết, cách xây dựng thời gian biểu… rất phù hợp cho lứa tuổi học sinh, sinh viên; khi chúng ta xây dựng được một thời gian biểu cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng chủ động hơn trong các công việc trong ngày, trong tuần, trong tháng, thậm chí là cả năm. Mình tin rằng khi bạn biết cách chủ động, con người bạn sẽ thay đổi. Vậy nó là sự thay đổi tích cực hay tiêu cực? Nó hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức cũng như hành động của bạn. Mỗi cuốn sách sẽ như một loại thuốc, sử dụng vừa phải sẽ có tác dụng tốt, sử dụng quá mức sẽ biến thuốc thành độc. Chúng ta cần phải có thêm những trải nghiệm cuộc sống, nếu bạn không hành động trải nghiệm thì ngôn từ sẽ mãi mãi vẫn là lý thuyết trên trang giấy trắng. Mỗi cá nhân sẽ có một điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau, nên không thể áp đặt các con đường mà tác giả chỉ ra để sử dụng vào mình ngay lập tức được, chúng ta cần phải xem xét thêm các điều kiện cần và đủ của giả định đó, khi nào giả định đó thành hiện thực?
“Đắc nhân tâm” cũng vậy, nó cần sự trải nghiệm của từng người, trong các điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Một lời nói dễ nghe thì ai cũng muốn nghe, còn một lời nói thật lòng thì lại ít người muốn nghe, vì họ ngại hay sợ phải thay đổi, vì họ chỉ muốn sống an toàn trong cái vỏ bọc mà họ đã xây dựng… Do đó mà họ không thể phát triển hơn được, đó là một tư duy “cùn”. Lời nói cũng như hành động cần phải dựa vào hoàn cảnh của bản thân mình để xử trí, chứ không phải dựa vào những lời khuyên mà răm rắp nghe theo. Có hoàn cảnh nó sẽ tốt và có hoàn cảnh nó sẽ xấu, căn bản là mình cần xác định được đúng hoàn cảnh để áp dụng chúng. Cuốn sách tốt, bạn đọc và áp dụng y hệt, thì bạn vẫn chưa thể khá lên được. Căn bản chúng ta cần phải chọn lọc, áp dụng và rút kinh nghiệm. Nếu cuốn sách là “xảo thuật”, lấy lời nói ra làm bệ đỡ cái tôi thì nó sẽ trở thành nghệ thuật khi bạn dễ dàng nhận ra được một người nào đó thường ăn nói nịnh bợ để thăng tiến, chứ không phải bằng thực lực; từ đó bạn có thể đề phòng họ, giao tiếp cẩn trọng, ứng xử cương trực hơn với họ.
Ngoài ra, “Đắc Nhân Tâm” cũng chỉ ra những người giao tiếp thông minh không phải là người nói ra những lời hay nhất, mà là những người học được cách mỉm cười, luôn biết cách chia sẻ - lắng nghe, và khích lệ câu chuyện của người khác. Trong một gia đình, biết lắng nghe nhau chính là yếu tố quan trọng nhất để giữ gìn hạnh phúc. Con người luôn có thói quen công kích người khác, nhưng ngay cả những người hung hăng nhất cũng sẽ phải dịu giọng trước một người lắng nghe họ một cách kiên nhẫn và đầy thiện chí. Không phải bạn nói càng nhiều thì càng tốt, mà là bạn cần nói ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, thì đó mới là “hay”. Ông bà ta có câu: “Nói dài, nói dai, thành nói dại”.
Ngày nay, nghệ thuật giao tiếp trở lên vô cùng quan trọng, chúng ta cần trau dồi thêm những kinh nghiệm để có thể cải thiện hơn khả năng giao tiếp của mình, nhưng không vì vậy mà áp đặt các lời khuyên vào mình. Tùy vào từng trường hợp, chúng ta cần xử lí các vấn đề sao cho hợp lí. Mỗi cuốn sách là các bài học kinh nghiệm của tác giả, trong hoàn cảnh của họ thì nó đúng, vào hoàn cảnh mình thì chưa chắc nó đã đúng; yếu tố chính là hoàn cảnh của người nói trong cuộc giao tiếp. Hãy xem xét, chọn lựa, thực hành và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình nha!
"Nếu bạn yêu thích bài dự thi này, bạn hãy thả tim yêu thích và lan tỏa đến cộng đồng thông qua nút chia sẻ bên dưới nhé!"
đắc nhân tâm
,nghệ thuật hay xảo thuật
,sách
''Chúng ta cần phải có thêm những trải nghiệm cuộc sống, nếu bạn không hành động trải nghiệm thì ngôn từ sẽ mãi mãi vẫn là lý thuyết trên trang giấy trắng.'' Rất đồng ý với quan điểm này của bạn, những cuốn sách sẽ chỉ là những trang giấy nếu nó không được mang ra hành động
Ngô Lan Hương
''Chúng ta cần phải có thêm những trải nghiệm cuộc sống, nếu bạn không hành động trải nghiệm thì ngôn từ sẽ mãi mãi vẫn là lý thuyết trên trang giấy trắng.'' Rất đồng ý với quan điểm này của bạn, những cuốn sách sẽ chỉ là những trang giấy nếu nó không được mang ra hành động
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Mình xin lỗi, nếu đã làm phiền!
Thu Thuỷ
Bạn ơi đừng quên share bài lên Facebook mới hợp lệ á