Đắc Nhân Tâm

  1. Sách

Đắc Nhân Tâm - How To Win Friends and Influence People của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất mọi thời đại. 
Dưới đây mình xin phép viết lại 30 nguyên tắc về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử.
PHẦN MỘT: NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ CĂN BẢN
1:"Muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong"
Nguyên tắc số 1: KHÔNG CHỈ TRÍCH, OÁN TRÁCH HAY THAN PHIỀN!
*Chỉ trích một người là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.
*Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu, họ cũng tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế, đừng lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ. Bởi vì có thể, chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.
Lincoln: "chúng ta không nên kết án người khác để chính mình không bị kết án"
"Đừng chỉ trích họ. Vì có thể, chúng ta cũng sẽ hành xử như thế trong những hoàn cảnh tương tự."
Khổng Tử: "Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch".
Benjamin Franklin: "Tôi không nói xấu ai mà chỉ nói những điều tốt đẹp tôi được biết về họ".
"Biết mọi thứ cũng có nghĩa là tha thứ cho mọi thứ"
2: Bí mật lớn nhất trong phép ứng xử 
Nguyên tắc số 2: THÀNH THẬT KHEN NGỢI VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI KHÁC
* Biết khen ngợi và cảm ơn những người xung quanh mỗi một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.
Sigmund Freud nói rằng: "Mọi hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới tính và sự khao khát được là người quan trọng"
John Dewey nói: "Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình".
Hầu hết mọi người đều mong muốn những điều sau đây
 -1. Có được sức khoẻ tốt và một cuộc sống bình an
 -2. Có những món ăn mình thích 
 -3. Có giấc ngủ ngon
 -4. Có đầy đủ tiền bạc và tiện nghi vật chất 
 -5. Có cuộc sống tốt đẹp ở kiếp sau
 -6. Được thoả mãn trong cuộc sống tình dục
 -7. Con cái khoẻ mạnh, học giỏi
 -8. Có cảm giác mình là người quan trọng
Jame tin rằng: "Nguyên tắc sâu sắc nhất trong bản tính con người đó là sự thèm khát được tán thưởng "
Schwab chia sẻ: "Trong suốt cuộc đời mình, tôi chưa từng gặp người nào làm tốt công việc của mình nếu không có sự ủng hộ của người khác".
3: Ai làm được điều dưới đây, người đó sẽ có cả thế giới
Nguyên tắc số 3: GỢI CHO NGƯỜI KHÁC Ý MUỐN THỰC HIỆN ĐIỀU BẠN MUỐN HỌ LÀM 
* Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết. Vậy tại sao ta không làm một điều "khó" mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha ở một con người?
Henry Ford nói : "Nếu như có một bí quyết nào để thành công, thì nó nằm ở khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như theo góc độ của chính mình".
Owen D. Young nói: "Những ai có thể đặt mình vào vụ trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai".
PHẦN HAI: SÁU CÁCH TẠO THIỆN CẢM
4: Thành thật quan tâm đến người khác
Nguyên tắc số 4: THẬT LÒNG QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC
*Hãy luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: một để tự giúp mình, và một để giúp người khác.
* Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta có một lòng nhiệt tình vô hạn.
"Ai không quan tâm đến đồng loại sẽ gặp những khó khăn lớn nhất trong đời và sẽ gây ra những tổn hại lớn nhất cho người khác, và sau đó đến chính họ. Chính từ những cá nhân ấy mà mọi thứ thất bại và tai hoạ của con người nảy sinh".
5: Cách đơn giản để tạo ấn tượng tốt đẹp
Nguyên tắc số 5: HÃY MỈM CƯỜI 
*  Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn.
* Hãy mỉm cười với nhau - dù đó là người bạn chưa quen biết. Nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến những góc khuất của tâm hông và làm bừng sáng cả những nơi tăm tối nhất.
Shakespeare nói rằng: "Không có sự vật, hiện tượng hay hoàn cảnh tốt hay xấu mà chính cách nghĩ của con người khiến nó xấu hay tốt".
Abe Lincoln có lẫn đã nói: "Hầu hết con người đều hạnh phúc nếu họ có những suy nghĩ hạnh phúc".
Lời khuyên của triết gia Elber Hubbard: 
"Mỗi khi bạn ra khỏi nhà, hãy gắng ngẩng cao đầu lên, hít thở thật sâu, hãy đón nhận ánh nắng mặt trời, chào đón bạn bè với nụ cười và trao tâm hồn bạn cho người khác trong từng cái bắt tay. Đừng sợ bị hiểu lầm và đừng phí thời gian nghĩ đến kẻ thù. Hãy tập trung vào điều bạn muốn làm, không chùn bước, và bạn sẽ tiến thẳng đến đích. Hãy nghĩ đến những việc lớn lao và cao cả mà bạn muốn thực hiện trong cuộc đời. Rồi ngày tháng trôi qua, bạn sẽ thấy mình tự nhiên nắm được những cơ hội cần thiết để thực hiện mong muốn của mình, hêt như con tằm một khi đã nhả tơ thì sẽ miệt mài cho đến sợi tơ cuối cùng. Bạn hãy hình dung hình ảnh một nhân tài, đầy nhiệt huyết, có ích cho xã hội mà bạn khao khát trở thành. Hãy nuôi dưỡng hình ảnh này trong tâm trí, rồi dần bạn sẽ thấy mình đang trở thành con người đặc biệt đó....  Suy nghĩ chính là điểm mấu chốt. Đó chính là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Hãy duy trì thái độ đúng đắn, một tinh thần dũng cảm, chân thành và vui vẻ. Mọi cơ hội sẽ đến từ khát khao và mọi mong ước chân thành đều sẽ được đáp ứng. Hãy ngẩng đầu thật cao và hiên ngang bước tới. Tất cả chúng ta đều là những nhân tài tiềm ẩn trong tư chất của chính mình".
Người trung hoa có câu trâm ngôn nổi tiếng: "Nếu không có nụ cười tươi tắn thì đừng mở hiệu buôn".
Nụ cười là sứ giả thiện chí của bạn truyền đi những thông điệp không lời hơn hẳn bất cứ câu nói nào. Nụ cười làm bừng sáng cuộc đời của tất cả những ai nhìn thấy nó.
6. Để mọi việc luôn được suôn sẻ
Nguyên tắc số 6:  LUÔN NHỚ RẰNG TÊN CỦA MỘT NGƯỜI LÀ ÂM THANH ÊM ĐỀM, THÂN THƯƠNG VÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI HỌ.
* Những đức tính tốt được phát triển và rèn luyện từ rất nhiều công sức và lòng quyết tâm.
Hãy rèn luyện để nhớ tên và hãy gọi tên họ mỗi khi trò chuyện.
7. Để trở thành người giao tiếp khéo léo 
Nguyên tắc số 7: BIẾT LẮNG NGHE VÀ KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI KHÁC NÓI VỀ VẤN ĐỀ CỦA HỌ.
* Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào.
* Càng trong càng tĩnh lặng, càng nghe được nhiều.
Con người có thói quen công kích người khác. Nhưng ngay cả những người hung hăng nhất cũng phải dịu giọng trước một người biết lắng nghe một cách kiên nhẫn và đầy thiện chí.
Isaac F. Marcosson, một nhà báo đã phỏng vấn hàng trăm nhân vật lừng danh đã nhận xét rằng nhiều người không tạo được ấn tượng thuận lợi ban đầu bởi vì họ không biết lắng nghe: "Họ quá quan tâm tới điều họ sắp nói đến nỗi không để tai lắng nghe người đối diện.... Nhiều nhân vật kiệt xuất đã bảo tôi rằng họ thích người nghe giỏi hơn người nói giỏi, nhưng khả năng lắng nghe xem ra hiếm có hơn mọi đức tính tốt khác".
Muốn có tài ăn nói thì phải biết chăm chú lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi những câu mà họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ. Bởi vì sự cảm thông chia sẻ mạnh hơn lời nói, và niềm vui cùng với sự chân thàh sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan tâm đến người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình. 
Xin hãy nhớ rằng, những người bạn đang trò chuyện đều quan tâm đến chính họ, ước muốn của họ, những vấn đề của họ gắp trăm lần việc quan tâm đến bạn và những vấn đề của bạn.
Hãy nhớ điều đó mỗi khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Chúng ta được sinh ra chỉ với một cái miệng, nhưng miệng là một vũ khí sắc bén. Miệng có thể làm tổn thương, làm đau lòng hay thậm chí có thể giết chết người khác.
Xin bạn hãy ghi nhớ câu này: "nói ít lắng nghe nhiều" và một nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người: "Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ".
Vd: khi nhìn vào một bức ảnh thì người bạn tìm kiếm đầu tiên là chính bạn
8. Thu hút sự quan tâm của người khác 
Nguyên tắc số 8: NÓI VỀ ĐIỀU NGƯỜI KHÁC QUAN TÂM 
* Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hoà. Một lời độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự. Và có những lời nói có thể cứu được một con người.
9. Để người khác yêu thích bạn ngay lập tức
Nguyên tắc số 9: THẬT LÒNG LÀM CHO NGƯỜI KHÁC THẤY RẰNG HỌ QUAN TRỌNG 
* Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình được nhiều nhất. Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn.
* Lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trọng là một sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người. 
-John Dewey
"Luôn luôn làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng"
William James nói: "Nguyên tắc sâu xa nhất trong bản chất con người là sự thèm khát được khen ngợi"
"Hãy đối xử người khác theo cách mình muốn được đối xử"
Một sự thật rõ ràng là hầu hết mọi người bạn gặp đều cảm thấy họ hơn bạn ở một điểm nào đó. Cách chắc chắn để chiếm được cảm tình của họ là khiến họ nhận thấy, bằng một cách tế nhị, rằng bạn thành thật thừa nhận tầm quan trọng của họ.
 
PHẦN BA : 12 CÁCH HƯỚNG NGƯỜI KHÁC THEO SUY NGHĨ CỦA BẠN
10. Không tranh cãi!
Nguyên tắc số 10: GIẢI QUYẾT TRANH CÃI TỐT NHẤT LÀ ĐỪNG ĐỂ NÓ XẢY RA 
* Khi thấy đối phương bắt đầu nổi cáu thì bạn hãy kết thúc cuộc tranh luận bằng một câu nói vui nào đó.
* Khi tranh luận với một người, bạn cần định hướng để sau cuộc tranh cãi bạn sẽ có thêm một người bạn.
* Đừng bao giờ cố tranh cãi với một người ở cấp cao hơn, mà hãy trình bày rõ ý kiến của mình bằng sự khiêm tốn.
* Tranh cãi là một trò chơi của hai người hay hai nhóm người nhưng trò chơi này thường không có bên nào thắng cuộc cả.
"Đừng cố tranh cãi chỉ để dành phần thắng!"
Chín trong số mười cuộc tranh cãi đều đưa đến kết quả là ai cũng tin chắc rằng mình đúng, thế rồi hai bên ngày càng xa cách nhau.
Nhưng thật ra kết quả cuối cùng của bất cứ cuộc tranh cãi nào là không có ai thắng cả. Bởi vì nếu như bạn thua, thì rõ ràng là bạn đã thua. Còn nếu như bạn thắng, thì bạn vẫn cứ thua. Tại sao lại thế ? Đơn giản là vì khi bạn thắng một người khác, khi bạn chứng tỏ rằng kiến thức của đối phương kém, lập luận của anh ta đầy những lỗ hổng và đầu óc anh ta có vấn đề ... nghĩa là bạn đã làm cho lòng tin, lòng tự hào của người đó bị tổn thương. Anh ta sẽ bi quan hoặc tức tối vì sự đắc thắng của bạn.... Còn bạn, đắc chí với "thắng lợi" của mình, bạn quên rằng khi con người bị buộc phải chống lại ý muốn của mình, họ sẽ cố bám lấy ý kiến, quan điểm của họ bằng mọi giá, mọi góc độ, dù là bằng góc nhìn hẹp nhất. Như vậy, cuối cùng thì bạn cũng thua.
Ben Franklin thường nói: "Nếu bạn cố tranh cãi để thắng thì đấy cũng chỉ là một chiến thắng vô nghĩa, bởi vì bạn sẽ không bao giờ nhận được thiện chí và sự hợp tác từ đối phương"
Đức Phật dạy: "Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán"
11. Tôn trọng ý kiến người khác 
Nguyên tắc số 11: TÔN TRỌNG Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐỪNG BAO GIỜ NÓI RẰNG "ANH/CHỊ SAU RỒI"
* Tài năng quý hiếm nhất là tài năng của một người biết nhìn nhận người khác có tài năng.
"Bạn không thể dạy ai bất kì điều gì, bạn chỉ có thể giúp anh ta tìm thấy điều đó ở bản thân anh ta mà thôi"
"Hãy khôn hơn người khác nếu như bạn có thể nhưng đừng cho họ biết bạn khôn hơn họ".
"Tôi chỉ biết có một điều, đó là tôi không biết gì cả".
12. Thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình 
Nguyên tắc số 12: NẾU BẠN SAI, HÃY NHANH CHÓNG VÀ THẲNG THẮN THỪA NHẬN ĐIỀU ĐÓ
* Nếu bạn đã sai lầm thì không gì hay bằng thẳng thắn nói rằng: "tôi đã sai". Nhượng bộ không phải hạ mình, nhận lỗi không là nhục nhã.
* Trong quan hệ với con người, hãy luôn nhớ rằng chúng ta đang giao tiếp với những sinh vật không những có lý trí mà còn có cảm xúc, họ rất dễ bị tổn thương bởi định kiến nhưng luôn có động lực khi có niềm tự hào và lòng kiêu hãnh.
13. Mật ngọt trong giao tiếp
Nguyên tắc số 13: LUÔN BẮT ĐẦU BẰNG MỘT THÁI ĐỘ THÂN THIỆN 
* Lòng nhân ái và lối ứng xử nhẹ nhàng là biểu hiện của một tâm hồn cao thượng.
* Sự chín chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm đến người khác nhiều hơn quan tâm đến bản thân mình.
Lincoln: "Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn là một thùng thuốc đắng"
14. Bí quyết của Socrates 
Nguyên tắc số 14: HỎI NHỮNG CÂU KHIẾN NGƯỜI KHÁC ĐÁP "VÂNG" TỨC THÌ
* Chìa khoá quý nhất là chiếc chìa khoá có thể mở lòng người. Hãy luôn nhớ rằng: sự dịu dàng và thân ái có sức mạnh hơn vũ lực và giận dữ.
"Ai bước nhẹ nhàng thì sẽ đi được xa".
15. Khôn ngoan khi gặp đối đầu
Nguyên tắc số 15: ĐỂ NGƯỜI KHÁC CẢM THẤY HỌ LÀ NGƯỜI LÀM CHỦ CUỘC NÓI CHUYỆN 
* Các nhà hùng biện bao giờ cũng hiếm có. Nhưng hiếm hơn nữa là những người biết im lặng đúng lúc và càng quý hơn là những ai biết nhường lời cho kẻ khác.
* Kẻ nào muốn lãnh đạo mọi người, hãy biết đứng đằng sau và phụng sự mọi người.
* Tỏ ra hơn người, người sẽ thành kẻ thù của ta. Biết nhường người, người sẽ thành bạn ta.
"Muốn có kẻ thù thì hãy tự đề cao mình, còn muốn có bạn thì hãy đặt mình thấp hơn họ".
16. Để nhận được sự hợp tác cao nhất
Nguyên tắc số 16: ĐỂ NGƯỜI KHÁC TIN RẰNG CHÍNH HỌ MỚI LÀ NGƯỜI ĐƯA RA Ý TƯỞNG ĐẦU TIÊN.
* Nước suối và mưa nguồn sở dĩ đều chảy về sông sâu biển lớn vì sông và biển dám chấp nhận ở vị trí thấp. Thánh nhân muốn thể hiện uy đức cao hơn người nên đặt mình dưới họ, muốn trí năng vượt trước thời đại thì phải ẩn mình ở phía sau. Vì vậy, dù vị thế thánh nhân ở trên thiên hạ cũng không ai ức tối, dù vượt trước thiên hạ cũng không ai oán hờn.
* Mọi người đều thích làm theo ý mình chứ không ai muốn hành động theo lời người khác sai bảo. Ai cũng thích được hỏi về những mong muốn, nguyện vọng và suy nghĩ của họ.
17. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
Nguyên tắc số 17: THÀNH THẬT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC.
* Trong mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc.
* Mức độ lớn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mỗi con người tuỳ thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác: dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hoà với kẻ mạnh. Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người, họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự.
* Hai người tù nhìn bầu trời đêm qua cửa sổ. Một người chỉ thấy song sắt, còn người kia thấy những vì sao.
18. Điều mọi người mong muốn
Nguyên tắc số 18:  ĐỒNG CẢM VỚI MONG MUỐN CỦA NGƯỜI KHÁC.
* Đừng để một ai chẳng nhận được gì sau khi rời bạn mặc dù bạn biết rằng có thể bạn sẽ không bao giờ gặp lại họ. Đôi khi chỉ một ánh mắt thiện cảm dành cho người khác cũng là một món quà lớn lao trong đời.
* Chỉ cần một cái ôm thật chặt, một sự im lặng cảm thông, một cái chạm tay thân thiện, một đôi tai biết lắng nghe là bạn có thể chia sẻ với tất cả mọi người.
* Điều đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác - nhũng nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó đã quên đi.
* Lòng tốt, sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm là ngôn ngữ đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được.
* Ba phần tư những người chúng ta gặp ngày mai luôn "đói khát" sự cảm thông và chia sẻ. Hãy cho họ điều đó và họ sẽ yêu mến bạn.
19. Khơi gợi sự cao thượng
Nguyên tắc số 19:  KHƠI GỢI SỰ CAO THƯỢNG NƠI NGƯỜI KHÁC.
* Nếu được yêu thương, con người sẽ biết yêu thương và trở nên đáng yêu hơn.
 
* Nếu bạn cứ chỉ luôn nhìn vào mặt xấu của một ai đó, điều đó sẽ làm anh ta ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều tốt, chắc chắn anh ta sẽ làm được.
 20. Trình bày vấn đề một cách sinh động
Nguyên tắc số 20: BIẾT TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ MỘT CÁCH SINH ĐỘNG 
* Một món ăn được trình bày sinh động sẽ làm thực khách cảm nhận rõ cái tài của người đầu bếp. Một chuyện ngắn được viết sinh động làm độc giả nhận ra khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Một ý kiến được mô tả sinh động làm người nghe cảm nhận trí tuệ tinh tế của người nói.
21. Khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách
Nguyên tắc số 21: BIẾT KHƠI GỢI TINH THẦN VƯỢT LÊN THỬ THÁCH.
" Bất kỳ ai là con người đều có những nỗi lo sợ. Người can đảm là người biết vượt qua được sợ hãi và bước tới trước, đôi khi là cái chết đang chờ trước mặt, nhưng thường là họ chiến thắng".
PHẦN BỐN: CHUYỂN HOÁ NGƯỜI KHÁC MÀ KHÔNG GÂY RA SỰ CHỐNG ĐỐI HAY OÁN GIẬN
22. Trước khi phê bình, hãy khen ngợi
Nguyên tắc số 22: BẮT ĐẦU CÂU CHUYỆN BẰNG LỜI KHEN NGỢI CHÂN THÀNH.
* Khát vọng sâu xa của mỗi con người là được khen ngợi, được tôn trọng và được quan tâm.
* Không gì ít tốn kém bằng lời khen, lời cám ơn và lời xin lỗi.
23. Phê bình một cách gián tiếp
Nguyên tắc số 23: GÓP Ý SAI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC MỘT CÁCH GIÁN TIẾP.
* Con người vốn có bản chất kiêu hãnh tự nhiên. Việc nói thẳng ra rằng người nào đó sai lầm chính là một sai lầm lớn nhất.
24. Nhìn nhận sai lầm của bản thân trước khi phê bình người khác
Nguyên tắc số 24: HÃY XÉT MÌNH TRƯỚC KHI PHÊ BÌNH NGƯỜI KHÁC
* Tin tưởng rằng mình có lý và chỉ duy nhất mình là người có lý là biểu hiện của một tầm nhìn hẹp và cố chấp.
* Một trong những việc khó nhất trên đời là thừa nhận mình sai. Tuy nhiên, không có giải pháp nào hiệu quả hơn là thẳng thắn nhìn nhận rằng mình đã sai.
* Nếu bạn không thể ngẩng cao đầu và thừa nhận lỗi lầm của mình thì lỗi lầm ấy sẽ khống chế bạn. Việc tự nhận lỗi lầm không chỉ làm cho người khác tôn trọng bạn hơn mà còn phát triển sự tự trọng của bản thân mình.
25. Gợi ý thay vì ra lệnh
Nguyên tắc số 25: GỢI Ý, THAY VÌ RA LỆNH
*Cố gắng đừng làm người khác bị tổn thương, dù là chỉ là một câu nói đùa.
26. Giữ thể diện cho người khác
Nguyên tắc số 26: BIẾT GIỮ THỂ DIỆN CHO NGƯỜI KHÁC 
* Tôi không có quyền làm giảm giá trị một người trong chính mắt người ấy. Điều quan trọng không phải là tôi nghĩ gì về anh ta mà là anh ta nghĩ gì về chính mình. Làm thương tổn phẩm giá con người là một tội ác.
27. Khuyết khích người khác 
Nguyên tắc số 27: THẬT LÒNG KHEN NGỢI SỰ TIẾN BỘ, DÙ NHỎ NHẤT, Ở NGƯỜI KHÁC
*Lời ngọt ngào dễ nghe nhất trong tất cả mọi lời chính là lời khen.
* Nụ cười ấm áp và một cái vỗ vai thân thiện của bạn có thể cứu một con người đang bên bờ vực thẳm.
* Mọi tiền năng đều nở hoa trong ngợi khen và héo tàn trong chỉ trích. Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn hãy ghi nhớ điều này.
28. Cho người khác niềm tự hào 
Nguyên tắc số 28: KHEN NGỢI LÀM NGƯỜI KHÁC SỐNG XỨNG ĐÁNG VỚI LỜI KHEN ĐÓ
* Nếu muốn khuyến khích một điều gì ở ai đó, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó. Họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế.
* Trong cách đối nhân sử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ấy.
29. Mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm
Nguyên tắc số 29: KHUYẾN KHÍCH, MỞ ĐƯỜNG CHO NGƯỜI KHÁC SỬA CHỮA LỖI LẦM
* Chúng ta không thể dạy bảo ai bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn bên trong con người họ.
30. Tôn vinh người khác
Nguyên tắc số 30: TÔN VINH NGƯỜI KHÁC, LÀM CHO HỌ VUI VẺ THỰC HIỆN ĐỀ NGHỊ CỦA BẠN.
* Nhiệm vụ quan trọng nhất của con người là sống và mang đến cho mình cũng như những người xung quanh những giây phút thanh bình và hạnh phúc, đánh thức mọi khả năng tiềm ẩn trong họ và giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
* Khi thực sự quan tâm và đủ kiên nhân để truyền đạt thì bao giờ chúng ta cũng nhận được những hưởng ứng tích cực và thu được kết quả tốt nhất.
* Có những điểm cao trào trong cuộc sống, và hầu hết chúng đều đến từ sự khích lệ của một ai đó.
            -end-
Từ khóa: 

sách

Hay quá ạ,em cảm ơn anh đã chia sẻ những điều tốt đẹp đến mọi thứ ^^^

Trả lời

Hay quá ạ,em cảm ơn anh đã chia sẻ những điều tốt đẹp đến mọi thứ ^^^