Đặc điểm về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ trong tác phẩm “Quái Nhân” của Hữu Đạt?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1.1. Khái niệm quán ngữ: Trong Tiếng Việt, có một số cụm từ rất gần với cụm từ tự do nhưng tương đối ổn định về tổ chức, được quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính chất độc lập, có khi một ừ trong đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của cụm từ được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ, thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy cụm từ này vào cụm từ cố định vì so với các loại cụm từ tự do, quan hệ giữa các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống, những từ trong những cụm từ này gắn bó với nhau và được quen dùng. Về mặt kết cấu, chúng là những cụm từ hoàn chỉnh tuy các từ trong đó vẫn giữ tính độc lập của chúng. Về mặt nội dung, nghĩa của chúng đã biến đổi đến mức độ nhất định như kỉ luật sắt có thể thay bằng kỉ luật nghiêm minh. Một số cụm từ theo kiểu cấu tạo ngữ pháp như: kéo bè, kéo cánh, ăn ngon, mặc đẹp… được quen dùng lâu ngày trong nhân dân cũng có thể thuộc về loại này. Chúng không phải ở phạm vi ngữ pháp nữa mà còn tỏ ra ổn định cả về mặt kết cấu lẫn ý nghĩa ngữ pháp. Tất nhiên không phải mọi tổ hợp tương tự đều là những cụm từ kiểu này. Những cụm từ cố định cấu tạo bằng những công cụ tu từ học cũng gợi hình tượng, hình ảnh: ( Quán ngữ gợi hình tượng) - Dùng lối khoa trương trong những quán ngữ sau đây : đi guốc trong bụng, của một đồng công một nén, tắm mưa gội gió,….. - Dùng từ đồng nghĩa hoặc những từ từ gần nghĩa để nhấn mạnh nội dung như : đi đến nơi về đến chốn, đền ơn trả nghĩa, … - Dùng hai từ trái nghĩa trong một quán ngữ: giấu đầu hở đuôi, đi xa về gần,… - Hai từ ở giữa quán ngữ vần với nhau như: được voi đòi tiên, đứt tay hay thuốc,…. Có thể phân loại các quán ngữ của tiếng Việt dựa vào phạm vi và tính chất phong cách của chúng, như sau: - Những quán ngữ hay dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ: Của đáng tội, Khí vô phép, Khổ một nỗi là, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói dại đổ đi, Còn mồ ma, Nó chết (một) cái là, Nói (...) bỏ quá cho, Cắn rơm cắn cỏ, Chẳng nước non gì, Đùng một cái, Chẳng ra chó gì, Nói trộm bóng vía,... - Những quán ngữ hay dùng trong phong cách viết (khoa học, chính luận,...) hoặc diễn giảng như: Nói tóm lại, Có thể nghĩ rằng, Ngược lại, Một mặt thì, Mặt khác thì, Có nghĩa là, Như trên đã nói, Có thể cho rằng, Như sau, Như dưới đây, Như đã nêu trên, Sự thực là, Vấn đề là ở chỗ,... - Khó lòng có thể phân tích, phân loại quán ngữ theo cơ chế cấu tạo hoặc cấu trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những đơn vị gọi là quán ngữ không thể bỏ qua được, và chức năng của chúng có thể chứng minh được không khó khăn gì. Tình trạng đa tạp và đầy biến động của các quán ngữ cũng như những đặc trưng bản tính của chúng, khiến cho ta nếu nghiêm ngặt thì phải nghĩ rằng: chúng đứng ở vị trí trung gian giữa cụm từ tự do với cụm từ cố định chứ không hoàn toàn nghiêng hẳn về một bên nào, mặc dù ở từng quán ngữ cụ thể, có thể nặng về bên này mà nhẹ về bên kia một chút hay ngược lại. 1.2. Khái niệm thành ngữ: Những thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể có không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học. Thành ngữ vốn là những cụm từ tự do hoặc là những câu được cố định hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. Phần lớn, chúng là những thành ngữ không có tính chất điển cố. Khi dùng người ta chỉ nghĩ đến cái nghĩa đó thôi chứ không biết đến nghĩa của từng từ một và hình ảnh của nó nữa. Một số ít thành ngữ trong Tiếng Việt có tính chất điển cố, điển tích. Nhưng những điển tích đó đã không còn được nhớ lại nữa thậm chí những người dùng hiện nay không cần biết lai lịch của những thành ngữ ấy. Chẳng hạn kẻ Tấn người Tần ý nói xa cách nhau như người thì nước Tần, người thì ở nước Tấn: “Bởi ta nhỡ bước gian truân Cho nên kẻ Tấn, người Tần bơ vơ” Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. * Thành ngữ so sánh: Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,... Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác: A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,... Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các kiểu: A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói, Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, Lừ đừ như ông từ vào đền,... (A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có mặt. Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn. Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong bụng, (To) như bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như rùa,... ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ. Ví dụ: Ăn ở với nhau Xử sự với nhau Giữ ý giữ tứ với nhau ... như mẹ chồng với nàng dâu Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,... Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc của chúng như sau: • Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được "nhận ra". A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành động,... nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác. • Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; còn những từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng, tày,... (Gương tày liếp, Tội tày đình, Cưới không bằng lại mặt,...) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi. • Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A, thong qua A. Ví dụ: Ý nghĩa "lạnh" của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các thành ngữ Nợ như chúa Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ, Say khướt cò bợ,... cũng tương tự như vậy. Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,... được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần ở đó. • Vế B có cấu trúc không thuần nhất: o B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như chúa Chổm, Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ,... o B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải vôi, Như chó nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói xem voi, Như xầm sờ vợ,... Ngoài những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so sánh thông thường của tiếng Việt, ta thấy: • Các cấu trúc so sánh thông thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh bậc hơn. Ví dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc ngang), Dung biết mình đẹp hơn Mai (so sánh bậc hơn),... • Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm định hô ứng,...) được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thường, rất đa dạng: như, bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y như là, hơn, hơn là,... • Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thường có thể kết hợp với một hoặc hai, thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ: o Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là dao cau. o Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (...) khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng. • Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị như đã nêu trên. Lí do chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa. * Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa "sơ khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ. Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào". Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy: – (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may; – Ngã, nhưng rơi vào võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là vẫn được đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm ở đó. Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt nayf, người ta rút ra và nhận lấy ý nghĩa thực của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như không may nhưng thực ra lại là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp bởi vì có lợi hơn là không gặp). Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau: Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này, chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo, Nước đổ đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt thánh, Múa rìu qua mắt thợ,... Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng tương đồng hoặc tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu tay, Nói có sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ tròn con vuông, Hòn đất ném đi hòn chì ném lại,... Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với loại trên, mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu đòi ăn của độc,... Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu trúc, còn có thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là các thành ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ưu thế áp đảo về số lượng (xấp xỉ 85%). Điều này có cơ sở của nó. Người Việt rất ưu lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ ta cũng thấy rằng hiện nay các từ song tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác. 1.3. Khái niệm tục ngữ: Khối lượng tục ngữ Việt Nam do nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền, tích lũy từ lâu đời rất phong phú. Tục ngữ cung cấp cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, cho ngôn ngữ văn chương một hình thức biểu hiện súc tích, có tính khái quát cao. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Phân biệt tục ngữ với những hình thức gần với tục ngữ: - Với phương ngôn, ngạn ngữ: Phương ngôn là tục ngữ địa phương, phạm vi nhỏ hơn tục ngữ. Ngạn ngữ là lời nói lưu hành từ xưa, chủ yếu là những lời hay, ý đẹp được truyền tụng. - Với thành ngữ: Tục ngữ và thành ngữ có quan hệ nhau rất chặt chẽ, vì vậy trong hoạt động nghiên cứu, sưu tập trước ñđây có xu hướng gộp chung, không có sự phân biệt giữa chúng. Nguyễn Văn Tố trong Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây: Tục ngữ là câu nói quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ sâu xa. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu: Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì , còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý, một trạng thái gì cho có màu mè Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ ca dao dân ca: Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Thành ngữ là một bộ phận câu có sẵn mà nhiều người quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Thành ngữ là hoa tục ngữ là quả. Nước chảy đá mòn. Sông cạn, đá mòn. Tay làm hàm nhai. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Với ca dao : Nhìn chung, sự khác biệt giữa hai thể loại: Ca dao thiên về tình cảm, phô diễn tâm tình một cách chủ quan. Tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm một cách khách quan. Có những trường hợp khó phân biệt ranh giới. + Ai ơi chẳng chóng thì chầy, Có công mài sắt có ngày nên kim. + Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nguồn gốc và sự phát triển của tục ngữ : Gorki trong Bàn về nghệ thuật: Nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của con người từ xưa, là xu hướng con người muốn đúc kết kinh nghiệm lao động vào mộthình thức ngôn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào ký ức – những hình thức thơhai chữ, tục ngữ, truyền ngôn là những khẩu hiệu lao động thời cổ . Tục ngữ được ức đoán đã có từ thời cổ, nhằm đúc kết những kinh nghiệm, những điều quan sát đưọc trong quá trình lao động, những chân lý thông thường … Trong xã hội có giai cấp, tục ngữ được nhân dân dùng như một công cụ để phát biểu những nhận thức về các kinh nghiệm thực tiễn, các hiện tượng lịch sữ xã hội. Nhân dân lao động dùng tục ngữ thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Những kinh nghiệm của tục ngữ rút ra trong quá trình đấu tranh thiên nhiên và xã hội, được thể nghiệm trong thực tiễn, đã trở thành những chân lý có tính cách phổ biến, được nhân dân công nhận và sử dụng. Tục ngữ hình thành từ nhiều nguồn: - Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác. - Ðược tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại. - Ðược rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp. - Từ sự vay mượn nước ngoài. 2. Về tiểu thuyết « Quái Nhân » và đôi dòng về tác giả Hữu Đạt. 2.1 : Về tác giả Hữu Đạt : PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt là chuyên gia giảng dạy bộ môn Phong cách học và Ngôn ngữ văn học, đồng thời là tác giả nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, thơ. Trong đó, có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Hai đầu của bức thư tình, Các con đại tá (2 tập), Phía sau giảng đường, Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết); Chuyện thường ngày ở huyện, Nước mắt cô đào, Vì tôi yêu (sân khấu). Tốt nghiệp K16 Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó ở lại trường làm cán bộ giảng dạy từ 1976 đến nay. Nghiên cứu sinh tại Liên Xô sau là Liên bang Nga. Bảo vệ luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga). Được phong học hàm Phó giáo sư vào năm 2005. Là chuyên gia dạy tiếng tại PhnômPênh Cămpuchia năm 1984–1985, Đại học Paris (Cộng hoà Pháp) năm 1997–1998. Hiện là phó Chủ nhiệm bộ môn Việt ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội). Ông là chuyên gia giảng dạy bộ môn Phong cách học và Ngôn ngữ văn học, đồng thời là tác giả nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, thơ. Trong đó, có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Hai đầu của bức thư tình, Các con đại tá (2 tập), Phía sau giảng đường, Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết); Chuyện thường ngày ở huyện, Nước mắt cô đào, Vì tôi yêu (sân khấu). Tác phẩm của ông đoạt giải trong kì thi thơ kỉ niệm 15 ngày thành lập Hiệp Hội thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều công trình lí luận phê bình văn học và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Trả lời
1.1. Khái niệm quán ngữ: Trong Tiếng Việt, có một số cụm từ rất gần với cụm từ tự do nhưng tương đối ổn định về tổ chức, được quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính chất độc lập, có khi một ừ trong đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của cụm từ được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ, thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy cụm từ này vào cụm từ cố định vì so với các loại cụm từ tự do, quan hệ giữa các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống, những từ trong những cụm từ này gắn bó với nhau và được quen dùng. Về mặt kết cấu, chúng là những cụm từ hoàn chỉnh tuy các từ trong đó vẫn giữ tính độc lập của chúng. Về mặt nội dung, nghĩa của chúng đã biến đổi đến mức độ nhất định như kỉ luật sắt có thể thay bằng kỉ luật nghiêm minh. Một số cụm từ theo kiểu cấu tạo ngữ pháp như: kéo bè, kéo cánh, ăn ngon, mặc đẹp… được quen dùng lâu ngày trong nhân dân cũng có thể thuộc về loại này. Chúng không phải ở phạm vi ngữ pháp nữa mà còn tỏ ra ổn định cả về mặt kết cấu lẫn ý nghĩa ngữ pháp. Tất nhiên không phải mọi tổ hợp tương tự đều là những cụm từ kiểu này. Những cụm từ cố định cấu tạo bằng những công cụ tu từ học cũng gợi hình tượng, hình ảnh: ( Quán ngữ gợi hình tượng) - Dùng lối khoa trương trong những quán ngữ sau đây : đi guốc trong bụng, của một đồng công một nén, tắm mưa gội gió,….. - Dùng từ đồng nghĩa hoặc những từ từ gần nghĩa để nhấn mạnh nội dung như : đi đến nơi về đến chốn, đền ơn trả nghĩa, … - Dùng hai từ trái nghĩa trong một quán ngữ: giấu đầu hở đuôi, đi xa về gần,… - Hai từ ở giữa quán ngữ vần với nhau như: được voi đòi tiên, đứt tay hay thuốc,…. Có thể phân loại các quán ngữ của tiếng Việt dựa vào phạm vi và tính chất phong cách của chúng, như sau: - Những quán ngữ hay dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ: Của đáng tội, Khí vô phép, Khổ một nỗi là, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói dại đổ đi, Còn mồ ma, Nó chết (một) cái là, Nói (...) bỏ quá cho, Cắn rơm cắn cỏ, Chẳng nước non gì, Đùng một cái, Chẳng ra chó gì, Nói trộm bóng vía,... - Những quán ngữ hay dùng trong phong cách viết (khoa học, chính luận,...) hoặc diễn giảng như: Nói tóm lại, Có thể nghĩ rằng, Ngược lại, Một mặt thì, Mặt khác thì, Có nghĩa là, Như trên đã nói, Có thể cho rằng, Như sau, Như dưới đây, Như đã nêu trên, Sự thực là, Vấn đề là ở chỗ,... - Khó lòng có thể phân tích, phân loại quán ngữ theo cơ chế cấu tạo hoặc cấu trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những đơn vị gọi là quán ngữ không thể bỏ qua được, và chức năng của chúng có thể chứng minh được không khó khăn gì. Tình trạng đa tạp và đầy biến động của các quán ngữ cũng như những đặc trưng bản tính của chúng, khiến cho ta nếu nghiêm ngặt thì phải nghĩ rằng: chúng đứng ở vị trí trung gian giữa cụm từ tự do với cụm từ cố định chứ không hoàn toàn nghiêng hẳn về một bên nào, mặc dù ở từng quán ngữ cụ thể, có thể nặng về bên này mà nhẹ về bên kia một chút hay ngược lại. 1.2. Khái niệm thành ngữ: Những thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể có không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học. Thành ngữ vốn là những cụm từ tự do hoặc là những câu được cố định hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. Phần lớn, chúng là những thành ngữ không có tính chất điển cố. Khi dùng người ta chỉ nghĩ đến cái nghĩa đó thôi chứ không biết đến nghĩa của từng từ một và hình ảnh của nó nữa. Một số ít thành ngữ trong Tiếng Việt có tính chất điển cố, điển tích. Nhưng những điển tích đó đã không còn được nhớ lại nữa thậm chí những người dùng hiện nay không cần biết lai lịch của những thành ngữ ấy. Chẳng hạn kẻ Tấn người Tần ý nói xa cách nhau như người thì nước Tần, người thì ở nước Tấn: “Bởi ta nhỡ bước gian truân Cho nên kẻ Tấn, người Tần bơ vơ” Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. * Thành ngữ so sánh: Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,... Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác: A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,... Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các kiểu: A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói, Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, Lừ đừ như ông từ vào đền,... (A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có mặt. Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn. Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong bụng, (To) như bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như rùa,... ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ. Ví dụ: Ăn ở với nhau Xử sự với nhau Giữ ý giữ tứ với nhau ... như mẹ chồng với nàng dâu Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,... Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc của chúng như sau: • Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được "nhận ra". A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành động,... nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác. • Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; còn những từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng, tày,... (Gương tày liếp, Tội tày đình, Cưới không bằng lại mặt,...) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi. • Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A, thong qua A. Ví dụ: Ý nghĩa "lạnh" của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các thành ngữ Nợ như chúa Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ, Say khướt cò bợ,... cũng tương tự như vậy. Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,... được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần ở đó. • Vế B có cấu trúc không thuần nhất: o B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như chúa Chổm, Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ,... o B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải vôi, Như chó nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói xem voi, Như xầm sờ vợ,... Ngoài những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so sánh thông thường của tiếng Việt, ta thấy: • Các cấu trúc so sánh thông thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh bậc hơn. Ví dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc ngang), Dung biết mình đẹp hơn Mai (so sánh bậc hơn),... • Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm định hô ứng,...) được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thường, rất đa dạng: như, bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y như là, hơn, hơn là,... • Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thường có thể kết hợp với một hoặc hai, thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ: o Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là dao cau. o Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (...) khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng. • Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị như đã nêu trên. Lí do chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa. * Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa "sơ khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ. Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào". Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy: – (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may; – Ngã, nhưng rơi vào võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là vẫn được đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm ở đó. Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt nayf, người ta rút ra và nhận lấy ý nghĩa thực của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như không may nhưng thực ra lại là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp bởi vì có lợi hơn là không gặp). Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau: Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này, chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo, Nước đổ đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt thánh, Múa rìu qua mắt thợ,... Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng tương đồng hoặc tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu tay, Nói có sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ tròn con vuông, Hòn đất ném đi hòn chì ném lại,... Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với loại trên, mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu đòi ăn của độc,... Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu trúc, còn có thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là các thành ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ưu thế áp đảo về số lượng (xấp xỉ 85%). Điều này có cơ sở của nó. Người Việt rất ưu lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ ta cũng thấy rằng hiện nay các từ song tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác. 1.3. Khái niệm tục ngữ: Khối lượng tục ngữ Việt Nam do nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền, tích lũy từ lâu đời rất phong phú. Tục ngữ cung cấp cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, cho ngôn ngữ văn chương một hình thức biểu hiện súc tích, có tính khái quát cao. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Phân biệt tục ngữ với những hình thức gần với tục ngữ: - Với phương ngôn, ngạn ngữ: Phương ngôn là tục ngữ địa phương, phạm vi nhỏ hơn tục ngữ. Ngạn ngữ là lời nói lưu hành từ xưa, chủ yếu là những lời hay, ý đẹp được truyền tụng. - Với thành ngữ: Tục ngữ và thành ngữ có quan hệ nhau rất chặt chẽ, vì vậy trong hoạt động nghiên cứu, sưu tập trước ñđây có xu hướng gộp chung, không có sự phân biệt giữa chúng. Nguyễn Văn Tố trong Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây: Tục ngữ là câu nói quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ sâu xa. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu: Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì , còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý, một trạng thái gì cho có màu mè Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ ca dao dân ca: Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Thành ngữ là một bộ phận câu có sẵn mà nhiều người quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Thành ngữ là hoa tục ngữ là quả. Nước chảy đá mòn. Sông cạn, đá mòn. Tay làm hàm nhai. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Với ca dao : Nhìn chung, sự khác biệt giữa hai thể loại: Ca dao thiên về tình cảm, phô diễn tâm tình một cách chủ quan. Tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm một cách khách quan. Có những trường hợp khó phân biệt ranh giới. + Ai ơi chẳng chóng thì chầy, Có công mài sắt có ngày nên kim. + Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nguồn gốc và sự phát triển của tục ngữ : Gorki trong Bàn về nghệ thuật: Nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của con người từ xưa, là xu hướng con người muốn đúc kết kinh nghiệm lao động vào mộthình thức ngôn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào ký ức – những hình thức thơhai chữ, tục ngữ, truyền ngôn là những khẩu hiệu lao động thời cổ . Tục ngữ được ức đoán đã có từ thời cổ, nhằm đúc kết những kinh nghiệm, những điều quan sát đưọc trong quá trình lao động, những chân lý thông thường … Trong xã hội có giai cấp, tục ngữ được nhân dân dùng như một công cụ để phát biểu những nhận thức về các kinh nghiệm thực tiễn, các hiện tượng lịch sữ xã hội. Nhân dân lao động dùng tục ngữ thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Những kinh nghiệm của tục ngữ rút ra trong quá trình đấu tranh thiên nhiên và xã hội, được thể nghiệm trong thực tiễn, đã trở thành những chân lý có tính cách phổ biến, được nhân dân công nhận và sử dụng. Tục ngữ hình thành từ nhiều nguồn: - Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác. - Ðược tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại. - Ðược rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp. - Từ sự vay mượn nước ngoài. 2. Về tiểu thuyết « Quái Nhân » và đôi dòng về tác giả Hữu Đạt. 2.1 : Về tác giả Hữu Đạt : PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt là chuyên gia giảng dạy bộ môn Phong cách học và Ngôn ngữ văn học, đồng thời là tác giả nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, thơ. Trong đó, có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Hai đầu của bức thư tình, Các con đại tá (2 tập), Phía sau giảng đường, Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết); Chuyện thường ngày ở huyện, Nước mắt cô đào, Vì tôi yêu (sân khấu). Tốt nghiệp K16 Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó ở lại trường làm cán bộ giảng dạy từ 1976 đến nay. Nghiên cứu sinh tại Liên Xô sau là Liên bang Nga. Bảo vệ luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga). Được phong học hàm Phó giáo sư vào năm 2005. Là chuyên gia dạy tiếng tại PhnômPênh Cămpuchia năm 1984–1985, Đại học Paris (Cộng hoà Pháp) năm 1997–1998. Hiện là phó Chủ nhiệm bộ môn Việt ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội). Ông là chuyên gia giảng dạy bộ môn Phong cách học và Ngôn ngữ văn học, đồng thời là tác giả nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, thơ. Trong đó, có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Hai đầu của bức thư tình, Các con đại tá (2 tập), Phía sau giảng đường, Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết); Chuyện thường ngày ở huyện, Nước mắt cô đào, Vì tôi yêu (sân khấu). Tác phẩm của ông đoạt giải trong kì thi thơ kỉ niệm 15 ngày thành lập Hiệp Hội thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều công trình lí luận phê bình văn học và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.