Đặc điểm tư tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc?
lịch sử
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhân dân ta luôn tin tưởng và đi theo tư tưởng sáng ngời của Bác Hồ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được thể hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của Người, từ Đường cách mệnh đến Chánh cương vắn tắt và những bài viết sau này. Đó là tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tức là, cách mạng nước ta sẽ trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bác đã nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặt nền tảng cho sự quá độ từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc là quyền tự chủ, tự quyết của một dân tộc, quốc gia trong việc tổ chức các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… trong phạm vi lãnh thổ của mình, không chịu sự tác động, ép buộc, chi phối, thao túng của nước ngoài. Độc lập dân tộc phải trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng trong quan hệ quốc tế, được luật pháp quốc tế thừa nhận và trên thực tế phải được khẳng định. Độc lập dân tộc là thành quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đối với Việt Nam, độc lập dân tộc không chỉ dừng lại ở độc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến, vì vị trí của người lao động vẫn không thay đổi. Độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập thật sự. Người nhấn mạnh: phải đấu tranh giành cho được độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ "độc lập giả hiệu", "độc lập nửa vời", "độc lập hình thức". Người đã kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới để giành độc lập thật sự cho dân tộc, cho đất nước. Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động; gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó đã trở thành mục tiêu của cách mạng, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bành Phương Linh
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhân dân ta luôn tin tưởng và đi theo tư tưởng sáng ngời của Bác Hồ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được thể hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của Người, từ Đường cách mệnh đến Chánh cương vắn tắt và những bài viết sau này. Đó là tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tức là, cách mạng nước ta sẽ trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bác đã nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặt nền tảng cho sự quá độ từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc là quyền tự chủ, tự quyết của một dân tộc, quốc gia trong việc tổ chức các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… trong phạm vi lãnh thổ của mình, không chịu sự tác động, ép buộc, chi phối, thao túng của nước ngoài. Độc lập dân tộc phải trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng trong quan hệ quốc tế, được luật pháp quốc tế thừa nhận và trên thực tế phải được khẳng định. Độc lập dân tộc là thành quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đối với Việt Nam, độc lập dân tộc không chỉ dừng lại ở độc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến, vì vị trí của người lao động vẫn không thay đổi. Độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập thật sự. Người nhấn mạnh: phải đấu tranh giành cho được độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ "độc lập giả hiệu", "độc lập nửa vời", "độc lập hình thức". Người đã kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới để giành độc lập thật sự cho dân tộc, cho đất nước. Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động; gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó đã trở thành mục tiêu của cách mạng, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.