Đặc điểm thơ Haiku Nhật Bản?

  1. Nghệ thuật

  2. Văn hóa

Từ khóa: 

nghệ thuật

,

văn hóa

Đặc điểm độc đáo nhất không thể bỏ qua, chính là thơ Haiku chỉ tả cảnh mà không tả tình. Song lại để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.
Mưa đông giăng đầy trời
Chú khỉ con thầm ước
Có một chiếc áo tơi
Trả lời
Đặc điểm độc đáo nhất không thể bỏ qua, chính là thơ Haiku chỉ tả cảnh mà không tả tình. Song lại để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.
Mưa đông giăng đầy trời
Chú khỉ con thầm ước
Có một chiếc áo tơi
Thơ Haiku là thể thơ độc đáo của Nhật Bản. Thơ Haiku hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc, gần gũi, tinh thần từ ái và lạc quan của Phật giáo Thiền tông. Đề tài chủ yếu trong thơ haiku là thiên nhiên, được gọi là quý đề (kidai). Thiên nhiên trong thơ haiku thường là những phong cảnh bình dị, những con vật nhỏ bé: một con quạ, một con ếch, một con dế, một tiếng ve, một bông hoa dại nở bên bờ dậu… Qua việc chọn đề tài đó, các thi sĩ haiku thể hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưng lại với những giá trị mà người đời hằng theo đuổi như quyền lực, của cải, danh vọng… Cảnh vật trong thơ haiku bao giờ cũng là của một khoảnh khắc thực tại chợt hiện ra trước mắt nhà thơ. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa nên trong thơ hai ku bao giờ cũng có từ chỉ mùa như xuân, hạ, thu, đông… (quý ngữ trực tiếp) hoặc hình ảnh tượng trưng cho mùa chẳng hạn hoa đào, hoa mai, con ếch… tượng trưng cho mùa xuân; tiếng ve, con ruồi … cho mùa hạ; tiếng dế, trăng, sương… cho mùa thu … (quý ngữ gián tiếp). Đây cũng là một dấu ấn của Thiền tông. Bởi vì Thiền đề cao vai trò của khoảnh khắc thực tại đối với việc tu tập, giác ngộ. Hành giả có thể giác ngộ trong một khoảnh khắc (đốn ngộ). Khoảnh khắc thực tại là tài sản quý giá nhất mà mỗi người chúng ta có được. Vì thế, chúng ta không nên phân tâm, xao lãng vì quá khứ hay tương lai mà đánh mất giây phút thực tại quý giá. Thơ Haiku thường đề cập đến các vấn đề như sự tương giao tương hợp, vô ngã vô thường, về sự bình đẳng, hay là tình yêu quê hương đất nước, khoảnh khắc thực tại. Điều đặc biệt là nghệ thuật thơ Haiku mang dấu ấn của Thiền tông. Thơ haiku là thể thơ có dung lượng nhỏ nhất trong văn học thể giới. Mỗi bài chỉ có 17 âm tiết (thi thoảng có bài 19 âm) ngắt thành 3 đoạn: 5-7-5, có khi viết thành một hàng, có khi xuống hàng, thường cứ hai dòng bắt vần chân với nhau. Thơ Haiku với kết cấu hư không, vùng không gian đó không phải là trống rỗng tuyệt đối mà bao trọn những hoạt động giao cảm và chiêm nghiệm, vô số tiềm năng và sắc thái nằm ngoài các khuôn mẫu nhận thức đời thường của chúng ta, tương đồng với khái niệm “hư không” của Phật giáo Thiền tông.