Đặc điểm Phật giáo ở Nhật Bản?
kiến thức chung
Thứ nhất là tính dân tộc trên cơ sở tổng hợp các yếu tố tôn giáo ngoại lai và bản địa. Về giáo lý, Phật giáo Nhật Bản dựa vào thuyết Thần - Phật hỗn hợp và Khổng giáo. Về niềm tin, Phật giáo Nhật Bản là sự hòa hợp giữa niềm tin các vị thần bản địa của Thần đạo Nhật Bản và niềm tin vào hiện thân của Phật và Bồ Tát. Phật giáo Nhật Bản coi các vị Bồ Tát không phải là các đức Phật được du nhập về mà đó chính là các vị Thần của dân tộc mình.
- Thứ hai, Phật giáo Nhật Bản có tính thế tục sâu sắc. Tính thế tục của Phật giáo Nhật Bản thể hiện trước hết là nhiều giáo lý, nghi lễ Phật giáo đã trở thành phong tục, tập quán, thành nếp sống của quảng đại nhân dân. Thế tục hóa Phật giáo ở Nhật Bản còn thể hiện qua hành Thiền.
- Thứ ba, Phật giáo Nhật Bản đa dạng tông phái. Năm 2001, Cục Văn hóa Nhật Bản thống kê trong Phật giáo Nhật Bản có 157 tông phái.
- Thứ tư, tính nhân đạo hiện thực. Thể hiện ở khuynh hướng thẩm mỹ, tình yêu và sự hòa đồng với thiên nhiên cụ thể như trong nghệ thuật trà đạo, bonsai, cắm hoa,...
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bùi Xuân Đang