Đặc điểm gia đình Hàn Quốc hiện nay?
kiến thức chung
Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế.
Quá trình công nghiệp hóa đất nước cũng đã khiến cho đời sống gia đình của người Hàn Quốc trở nên sôi nổi hơn và phức tạp hơn. Những đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn tách khỏi đại gia đình và bắt đầu cuộc sống riêng. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều là những gia đình hạt nhân với trung tâm là hai vợ chồng.
Trong giao tiếp thông thường , người ta thường chào nhau bằng cách cúi người hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng . Cách này thường được dùng với người cùng đẳng cấp , bạn bè hoặc người quen .
Ngòai ra , đối với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội , người ta thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau , cuối người thấp một góc 45 độ , hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người . Cách này , thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên , và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính .
Trong các cuộc hop hội , người ta còn dùng một cách chào trang trọng khác nữa và các nữ nhân viên rất hay sử dụng cách chào này . Người nữ để hai tay vòng trước bụng hơi lệch về phía phải một chút, tay phải chồng lên tay trái (ngược lại với nam) , lưng thẳng ,mắt hướng vào người đối điện và cúi chào tự nhiên .
Cách thứ tư là cách chào truyền thống , thường được dùng trong gia đình. Con cháu chào ông bà cha mẹ hay các bậc tiền bối như cách thể hiện sự tôn kính các đấng bề trên trong các dịp lễ tết họăc các dịp đặt biệt của gia đình . Nghi thức này khá cầu kì , đối với người nam , họ quỳ trước mặt các tiền bối ,hai tay đặt trước trán và cúi gập người lạy đến khi chạm đất mới thôi . Đối với nữ giới , tư thế phức tạp hơn vì thế họ dễ mất thăng bằng , để thực hiện được động tác chào này đôi khi họ cần người đỡ để có thể ngồi được bằng hai tay,sau đó họ quỳ lạy ông bà bằng hông .
Gia đình Hàn Quốc: Đặc trưng của người Hàn là tư tưởng Nho giáo . Họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục ,các mối quan hệ cá nhân và gia đình . Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng , các cha mẹ người Hàn sẵn sàng hi sinh cuộc sống của mình cho con cái . Điều này giải thích tại sao mỗi năm nhân dân và Chính phủ Hàn quốc đầu tư một nguồn tài chính cực lớn vào sự nghiệp giáo dục phát triển nguồn nhân lực .Theo thống kê , chi tiêu cho giáo dục của Hàn quốc cao hơn gấp nhiều lần so với mặt bằng chung của thế giới .
Gần đây , chúng ta cũng nghe nói đến một hiện tương gọi là “ gia đình ngỗng hoang “ . Những cha mẹ này sẵn sàng hi sinh hạnh phúc được ở gần nhau , họ bất chấp cả rào cản ngôn ngữ và văn hóa , người mẹ sẽ đưa các con ra sống ở nước ngoài để có điều kiện học tập tốt hơn, còn người cha thì ở lại và làm việc cật lực để nuôi con cái họ ăn học .
Người Hàn coi trọng tư tưởng tập thể hơn là cá nhân .
Nội dung liên quan
Phương Ái Quỳnh