Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

a) Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay Ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới hiện nay, hệ thống chính trị gồm hai thành phần cơ bản là nhà nước và các chính đảng (đảng chính trị). Khác với hệ thống chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa, hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhà nước và các chính đảng còn có một số tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt khác, được thành lập để thực hiện các hoạt động chính trị đặc biệt. Các tổ chức chính trị đặc biệt này ngoài các hoạt động chính trị là chủ yếu còn thực hiện các chức năng xã hội khác nhưng đó không phải chức năng chủ yếu. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. b) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay - Tính nhất nguyên chính trị + Không có chính đảng đối lập: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập. + Nhất nguyên về tổ chức (các thành phần đều là “cánh tay nối dài” của Đảng): Hệ thống chính trị ở Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội. + Nhất nguyên về tư tưởng: Tính nhất nguyên chính trị của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất nguyên tư tưởng. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tính thống nhất Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống. Tính thống nhất của hệ thống chính trị ở nước ta được xác định bởi các yếu tố sau: + Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. + Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ. + Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành. - Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân Đây là đặc điểm có tính nguyên tắc của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đặc điểm này khẳng định hệ thống chính trị Việt Nam không chỉ gắn với chính trị, quyền lực chính trị, mà còn gắn với xã hội. Trong hệ thống chính trị, có các tồ chức chính trị (như Đảng, Nhà nước), các tổ chức vừa có tính chính trị, vừa có tính xã hội (như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác). Do vậy, hệ thống chính trị không đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội (như những lực lượng chính trị áp bức xã hội trong các xã hội có bóc lột), mà là một bộ phận của xã hội, gắn bó với xã hội. Cầu nối quan trọng giữa hệ thống chính trị với xã hội chính là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị với nhân dân được thể hiện trên các yếu tố: + Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền. + Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. + Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân. + Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. - Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị + Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống chính trị đại diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Do vậy, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc. + Lịch sử nền chính trị Việt Nam là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền và bắt đầu từ mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các giai cấp, dân tộc đoàn kết trong đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, hợp tác để cùng phát triển. Sự tồn tại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng tăng cường sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc. + Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc được khẳng định trong bản chất của từng tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn kết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị. Sự phân biệt giữa dân tộc và giai cấp mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng.
Trả lời
a) Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay Ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới hiện nay, hệ thống chính trị gồm hai thành phần cơ bản là nhà nước và các chính đảng (đảng chính trị). Khác với hệ thống chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa, hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhà nước và các chính đảng còn có một số tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt khác, được thành lập để thực hiện các hoạt động chính trị đặc biệt. Các tổ chức chính trị đặc biệt này ngoài các hoạt động chính trị là chủ yếu còn thực hiện các chức năng xã hội khác nhưng đó không phải chức năng chủ yếu. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. b) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay - Tính nhất nguyên chính trị + Không có chính đảng đối lập: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập. + Nhất nguyên về tổ chức (các thành phần đều là “cánh tay nối dài” của Đảng): Hệ thống chính trị ở Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội. + Nhất nguyên về tư tưởng: Tính nhất nguyên chính trị của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất nguyên tư tưởng. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tính thống nhất Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống. Tính thống nhất của hệ thống chính trị ở nước ta được xác định bởi các yếu tố sau: + Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. + Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ. + Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành. - Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân Đây là đặc điểm có tính nguyên tắc của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đặc điểm này khẳng định hệ thống chính trị Việt Nam không chỉ gắn với chính trị, quyền lực chính trị, mà còn gắn với xã hội. Trong hệ thống chính trị, có các tồ chức chính trị (như Đảng, Nhà nước), các tổ chức vừa có tính chính trị, vừa có tính xã hội (như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác). Do vậy, hệ thống chính trị không đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội (như những lực lượng chính trị áp bức xã hội trong các xã hội có bóc lột), mà là một bộ phận của xã hội, gắn bó với xã hội. Cầu nối quan trọng giữa hệ thống chính trị với xã hội chính là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị với nhân dân được thể hiện trên các yếu tố: + Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền. + Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. + Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân. + Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. - Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị + Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống chính trị đại diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Do vậy, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc. + Lịch sử nền chính trị Việt Nam là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền và bắt đầu từ mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các giai cấp, dân tộc đoàn kết trong đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, hợp tác để cùng phát triển. Sự tồn tại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng tăng cường sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc. + Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc được khẳng định trong bản chất của từng tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn kết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị. Sự phân biệt giữa dân tộc và giai cấp mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng.