Đặc điểm chính sách đối ngoại của Việt Nam những năm sau giải phóng (1975-1986) - Phần 2

  1. Lịch sử

Phương châm - mục tiêu và nội dung đối ngoại

Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại, với các nội dụng sau:

Mục tiêu đối ngoại: đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn. Nguyên tắc đối ngoại: lấy nguyên tắc của Hiến Chương Đại Tây Dương làm nền tảng. Phương châm đối ngoại: là quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự cường.

Trong những năm 1945- 1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động đối ngoại đã mở ra cục diện đấu tranh ngoại giao góp phần bảo vệ nền động lập dân tộc và chính quyền cách mạng còn non trẻ, đồng thời đặt cơ sở cho việc xây dựng quan hệ với Liên hợp quốc và một số nước khác, qua đó nâng cao hình ảnh và của tin của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 28-8-1945, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Cũng vào ngày đó, Bộ Ngoại giao - dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên - đã lập tức gánh vác sứ mệnh lịch sử trong mặt trận đối ngoại giữa muôn trùng sóng gió của một nền chính trị quốc tế bị chi phối bởi các nước lớn. Dưới sự lãnh đạo của Người, tư tưởng độc lập, tự chủ đã trở thành "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt và định hình các hoạt động đối ngoại từ khi lập quốc đến nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào".

Người còn dạy: "Cái gốc, cái điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh". Bởi lẽ, giữ vững độc lập, tự chủ vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để chúng ta bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc của mình. Đó chính là kết tinh của sự nghiệp đối ngoại thời đại Hồ Chí Minh.


Độc lập là quyền của các dân tộc, nhưng việc thực hiện nó tùy thuộc ở mức độ rất lớn vào năng lực tự chủ của từng dân tộc. Chúng ta thấy rõ việc giành độc lập đã khó, nhưng giữ độc lập, tự chủ còn khó hơn nhiều.

Thứ nhất, để giữ vững độc lập, tự chủ trên mặt trận đối ngoại thì phải có thực lực mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn". Người đặc biệt nhấn mạnh: "Ta có mạnh thì họ mới chịu "đếm xỉa đến". Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy". Thực lực của ta là sức mạnh tổng hợp mọi mặt gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh... Để nâng cao vị thế đối ngoại, chúng ta phải triển khai thành công chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa; nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại; đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu; củng cố quan hệ với các nước lớn, các trung tâm quyền lực, các tổ chức đa phương khu vực có ảnh hưởng lớn.

Thứ hai, để thế và lực mạnh, chúng ta phải biết kết hợp thành công sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; độc lập, tự chủ phải dựa trên nội lực, đồng thời cũng dựa vào hợp tác và hội nhập quốc tế. Đây cũng chính là mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, giữ vững độc lập, tự chủ không chỉ bao gồm việc khắc phục sự lệ thuộc, chống sự áp đặt, lôi kéo, chi phối mà còn là nêu cao và phát huy tính chủ động trong việc tham gia vào các công việc chung của cộng đồng khu vực và quốc tế. Theo đó, để giữ được độc lập, tự chủ trong đối ngoại, chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng bao quát và dự liệu cả cơ hội và nguy cơ, đồng thời luôn chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế, đề xuất sáng kiến, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng thể chế và kiến trúc điều tiết quan hệ quốc tế.

Thứ tư, để giữ vững độc lập, tự chủ trong đối ngoại cần tích cực và khẩn trương tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ đối ngoại. Cùng với việc không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại cần phải có tầm nhìn và tư duy chiến lược, kiến thức sâu, rộng về tình hình trong nước và quốc tế, có đủ kỹ năng đối ngoại để làm tốt công tác nghiên cứu dự báo, tham mưu, kiến nghị xây dựng và triển khai đường lối, chính sách đối ngoại. Lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng và năng lực của đội ngũ cán bộ đối ngoại vừa là bộ phận quan trọng của năng lực tự chủ của đất nước, vừa là điều kiện cần thiết để giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong các hoạt động đối ngoại từ trước đến nay và từ nay về sau.

Khong-co-gi-quy-hon


Chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam, là con đường giải phóng đúng dắn phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam và xu thế thời đại.

Tư tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội chỉ đạo nhận thức và hành động trong triển khai đường lối, chính sách đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam.

Độc lập tự chủ, tự lực tự cường; đồng thời tăng cường đoàn kết quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế.

Độc lập tự chủ thể hiện trong nhận thức, trong quyết sách và thực hiện đường lối, chính sách. Độc lập tự chủ, đảm bảo lợi ích chính đáng của dân tộc là nguyên tắc và nhiện vụ hàng đầu của ngoại giao Việt Nam. Sự giúp đỡ hợp tác quốc tế là quan trọng.

Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, không có nghĩa là biệt lập với bên ngoài; ngược lại trên cơ sở độc lập tự chủ, cần phải mở rộng đoàn kết, hợp tác quốc tế, xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan giữa dân tộc và thời đại, giữa Việt Nam và thế giới. Trong hoạt động đối ngoại chú ý vấn đề tập hợp lực lượng quốc tế, tạo thêm thế và lực. Mặt khác thành tựu đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, thúc đẩy thế giới tăng cường hợp tác với Việt Nam. Ngoài ra, tiếp nhận sự giúp đỡ của quốc tế phải đi liền với làm nghĩa vụ quốc tế.

Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại.

Cách mạng tháng Mười Nga mở thời ra đại mới- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh là người Việt Nam yêu nước đầu tiên đặt cách mạng Việt Nam trong quan hệ với thế giới. Sau chiến tranh thế giới II, trên thế giới xuất hiện điều kiện thuận lợi cho các dân tộc phát huy sức mạnh của mình, kết hợp với sự giúp đỡ quốc tế. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Việt Nam đã kết hợp được sức mạnh dân tộc và thời đại. Đó chính là một trong các nhân tố thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Sức mạnh dân tộc là tinh thần, truyền thống, lịch sử, quân sự, kinh tế, văn hóa, trước hết là sức mạnh đoàn kết toàn dân. Sức mạnh thời đại là các xu thế như hoà bình, hợp tác, phát triển. Cách mạng khoa KHCN, … toàn cầu hoá. Phải kết hợp được sức mạnh dân tộc và thời đại trong sự nghiệp đổi mới.

Xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước láng giềng; quan tâm xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn.

Việt Nam có câu "bán anh em xa, mua láng giềng gần". Láng giềng gần liên quan chặt chẽ đến an ninh và phát triển của Việt Nam nên quan hệ với láng giềng luôn là hướng ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chính sách của chúng ta là láng giềng thân thiện bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Những bất đồng được giải quyết bằng thương lượng. Trong thời đại toàn cầu hoá, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh liên kết kinh tế quốc tế, liên kết khu vực, duy trì phát triển quan hệ láng giềng ổn định. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN, với các tam, tứ giác phát triển trong khu vưc….

Các nước lớn có vai trò, vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. Cho nên quan hệ với nước lớn cũng là ưu đối ngoại của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam đã chú trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, với Liên minh châu Âu…

Coi trọng phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá ở các cấp, ở trung ương và địa phương.

Có kết hợp mới tạo sức mạnh tổng hợp. Đó là quy luật của đấu tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Bên cạnh kết hợp giữa các ngành, còn phải kết hợp các binh chủng ngoại giao như: ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Đảng, ngoại giao nhân dân.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là hệ thống những nguyên lý, quan điểm, quan niệm về các vấn đề thế giới, thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược, sách lược, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Tư tưởng này còn thể hiện trong hoạt động đối ngoại thực tiễn của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nội dung cơ bản tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh: các quyền dân tộc cơ bản; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; hòa bình, chống chiến tranh; hữu nghị, hợp tác với láng giềng; coi trong quan hệ với các nước lớn; ngoại giao là một mặt trận. Ngoài tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao. Đó là phương pháp: dự báo và nắm bắt thời cơ; ngoại giao tâm công; dĩ bất biến, ứng vạn biến. Phong cách ngoại giao: tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; phong cách ứng xử linh hoạt; phong cách nói giản dị, dễ cảm hoá và thuyết phục; phong cách viết ngắn gọn, hàm súc, dễ hiểu. Nghệ thuật: vận dụng nhuần nhuyễn năm cái biết ( Biết mình; biết người; biết thời, biết thế; biết dừng và biết biến); nhân nhượng có nguyên tắc; lợi dụng mâu thuẫn đối phương.

.... (còn tiếp)...

Linh CK

------

1.       Tóm tắt lịch sử ngành Ngoại Giao Việt Nam ( trích dẫn website Bộ Ngoại Giao) thực hiện: Phòng Hợp tác Quốc tế (06/12/2014)

2.       “Chính sách đối ngoại giai đoạn 1976- 1986 và những bài học kinh nghiệm” Bài đăng trên Tập chí Lý luận chính trị số 6-2018, tác giả ThS Hoàng Thị Thúy (26/9/2018)

3. ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, t.37, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2004,tr.471, 507.

Từ khóa: 

khoa lịch sử hcmue

,

tinh hoa việt nam

,

lịch sử