Đã đến lúc trang bị một giải pháp bảo mật website

  1. Marketing

Nếu bạn vẫn cho rằng bảo mật website vẫn không phải là mối lo ngại – hãy cẩn thận.

Trong nửa đầu năm 2018, cộng đồng mạng đã chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng về số lượng, độ tinh vi và nghiêm trọng của các vụ tấn công mạng.

Tấn công từ chối dịch vụ DDoS
 đã đạt tới quy mô đỉnh điểm 1.7 Terabytes per second, gần 3 lần quy mô của đợt tấn công lớn nhất năm 2016 gây ra bởi hệ thống botnet Leet.

Tổng lỗ hổng trong các ứng dụng web đã tăng 212% trong năm 2017 so với cùng thời điểm năm 2016.

Các thông số cũ hơn cho biết từ tháng Ba năm 2016 đã có tới 50 triệu website bị chèn hoặc nhiễm mã độc, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Cứ mỗi 39 giây, một vụ hack sẽ xảy ra.

Mã độc tống tiền, mã độc đào tiền ảo, mã độc quảng cáo – tất cả đều đang hoạt động đặc biệt mạnh mẽ trong năm nay.

Trong tương lai, tình trạng này sẽ còn tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn khi tin tặc tiếp tục tìm cách kiếm lời bằng các hành vi trái phép trên mạng. Cùng với sự bùng nổ của mã độc, các giải pháp bảo mật website cũng đang dần có được sự chú ý của các nhà quản trị mạng và chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ, nguy cơ lớn

Dù vậy, không phải tất cả mọi người đều quan tâm tới những thông tin và con số bên trên:

“Doanh nghiệp tôi không đủ lớn, không có gì để hacker tấn công.”

“Bảo mật website chưa phải là vấn đề cấp bách lúc này đối với công ty chúng tôi.”

Thậm chí: “Nhiều người vẫn không dùng các ứng dụng bảo mật website, có sao đâu.”

Oái oăm thay, những nghiên cứu lại cho thấy điều ngược lại với các nhận định trên.

SME (các doanh nghiệp vừa và nhỏ) là đối tượng dễ rơi vào tầm ngắm của tin tặc hơn cả. Có nghiên cứu cho biết 

43% các cuộc tấn công mạng
 nhằm vào các doanh nghiệp nhỏ.

Nguyên nhân cho tình trạng này không có gì khó hiểu: Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ít có nguồn lực có sẵn cho các tình huống bị tấn công, trở thành miếng mồi dễ dàng cho các tin tặc. Các website không được bảo vệ cẩn thận sẽ trở thành nạn nhân của những đợt tấn công không nhằm vào đối tượng nào cụ thể – với loại hình tấn công này, tin tặc sẽ rà quét trên mạng các website có thể chiếm đoạt và thực hiện tấn công quy mô lớn với hiệu quả rất cao. Tổng lượng truy cập của các website này sẽ mang lại cơ hội kiếm lời lớn qua các dạng mã độc như mã độc quảng cáo hay mã độc đào tiền ảo. Các website lớn với hệ thống bảo mật chặt chẽ lại thường không bị tấn công vì quá trình thực hiện không dễ dàng.

Bảo mật website: Tại sao cần quan tâm?

Để cảnh tỉnh bạn đọc về mối lo ngại này, dưới đây sẽ liệt kê một số cách (cập nhật thông tin mới nhất 2018) mà việc 

bị tin tặc tấn công
 có thể gây hại cho doanh nghiệp của bạn. Qua đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh: tấn công mạng, dù là một vấn đề không mới, nhưng những hậu quả vẫn vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp. Tin tặc đã và đang trở nên vô cùng sáng tạo trong các phương thức tấn công, như một hệ quả của việc tấn công mạng đã trở thành một “ngành công nghiệp” với mức lợi nhuận không hề nhỏ.

1. Mất lưu lượng truy cập

Đây là một vấn đề vô cùng quen thuộc nhưng vẫn chưa bao giờ bớt nghiêm trọng. Cùng với việc các doanh nghiệp tập trung vào nền tảng online của họ để đảm bảo trải nghiệm tiện lợi và kết nối với người dùng hiệu quả,

 thời gian website ngừng hoạt động
 có thể tương đương với những tổn thất vô cùng lớn. Do bản chất liên tục được truy cập bởi người dùng, các doanh nghiệp mua sắm trực tuyến đặc biệt cần chú ý trang bị giải pháp giám sát và bảo vệ hợp lý.

Mất lưu lượng truy cập có thể do những lý do khác nhau, điển hình là do bị liệt vào danh sách đen của các bộ máy tìm kiếm do chứa mã độc. Google thực hiện việc này bằng cách hiện dòng chữ “trang web này có thể bị hack” bên cạnh kết quả tìm kiếm kèm với thông báo bảo mật toàn màn hình khi người dùng click vào. Với nhiều website, lượng tiếp cận tự nhiên hầu như đến từ các bộ máy tìm kiếm. Việc bị “chỉ điểm” bởi các bộ máy tìm kiếm sẽ khiến một lượng lớn người dùng rời khỏi website của bạn.

2. Lây lan malware sang máy tính người dùng

Với sự bùng nổ của tiền ảo và công nghệ blockchain trong những năm gần đây, cộng đồng mạng đã chứng kiến những biến thể vô cùng mới mẻ đang gia nhập vào kho malware toàn cầu: malware đào tiền ảo. Loại malware này khi bị chèn vào website sẽ ngầm dùng CPU của người dùng để đào đồng tiền ảo Monero và các loại tiền ảo khác cho tin tặc.

Điều xảy ra tiếp theo là mỗi khi người dùng truy cập website của bạn, máy tính của họ sẽ đột ngột chậm đi hoặc họ sẽ được trình diệt virus cảnh báo về mã độc tồn tại trên website của bạn. Trong trường hợp người đó không có trình duyệt virus trong máy tính, chính website của bạn sẽ chịu trách nhiệm cho việc để lây lan malware sang thiết bị của họ.

Là một doanh nghiệp, trải nghiệm người dùng đó không phải thứ bạn muốn, đúng không?

3. Mất uy tín thương hiệu

Vấn đề thật sự lớn là đây. Sau khi đọc về những vấn đề trên, hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn rằng nếu bạn không thực hiện bảo mật website hiệu quả, người dùng sẽ nhanh chóng nắm được. Họ sẽ được cảnh báo bởi bộ máy tìm kiếm, các ứng dụng diệt virus và phần mở rộng trình duyệt. Trải nghiệm của họ với website của bạn sẽ không hề tích cực.

Thử tưởng tượng thêm điều gì sẽ xảy ra nếu dữ liệu của công ty, hay của chính người dùng, bị 

mất vào tay tin tặc
?

Thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín.

Còn nếu bạn xui xẻo trở thành nạn nhân của một vụ lộ thông tin nhạy cảm – như thông tin thanh toán – xử lý rủi ro sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém.

4. Tốn kém

Chốt lại, tổn thất của mỗi hệ quả của việc bị hack website có thể được đo bằng những khoản phí tổn. Phí dọn sạch malware và phục hồi dữ liệu mới chỉ là bước đầu. Các chiến dịch marketing sẽ phải bị hủy bỏ. Nguồn lực và thời gian sẽ bị lãng phí. Lợi nhuận sẽ sa sút nghiêm trọng. Khách hàng sẽ rời bỏ dịch vụ.

Tổng chi phí dành cho các cuộc tấn công mạng trên toàn cầu đã đạt tới con số 100 tỉ đô la Mỹ cho tới thời điểm này.

Như đã nói ở trên, tin tặc có động lực về lợi nhuận khi thực hiện hack website của bạn. Với động lực đó, có thể khẳng định tội phạm mạng sẽ còn tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời gian tới.

Trước tình hình vô cùng cấp bách này, không có lí lẽ nào là hợp lý cho việc coi nhẹ tầm quan trọng của việc có một 

giải pháp bảo mật website.

Bắt đầu bảo vệ website của bạn ngay bây giờ với 

CyStack Platform
.

CyStack



Từ khóa: 

bảo mật website

,

cystack

,

website bị hack

,

website bị tấn công

,

marketing