Cựu Thế Giới và Tân Thế Giới?
Đối với nhân loại, việc khám phá ra châu Mỹ ngày đó cũng vĩ đại không khác gì bây giờ chúng ta tìm thấy hành tinh có sự sống. Lúc ấy toàn châu Âu xôn xao hết cả lên vì biết ngoài kia, băng qua đại dương khổng lồ vẫn tồn tại một thế giới hoàn toàn mới với những sinh vật kỳ lạ và khung cảnh độc đáo. Đó là lý do châu Mỹ được gọi là Tân Thế Giới (New World) để đối lập với Cựu Thế Giới (Old World) vốn đã quá quen thuộc.
Cường quốc nào cũng muốn mình làm chủ xứ sở dị thường này nên khi đó vua chúa châu Âu rất nhiệt tình tài trợ những nhà thám hiểm. Ông nào xung phong là cho đi luôn, còn cấp cả quân đội. Các nền văn minh bản xứ không biết về ngựa, súng đạn, và chiến lược mai phục nên cứ thấy dân châu Âu là sợ chạy quắn đít. Như Francisco Pizzaro của Tây Ban Nha chả mất bao nhiêu công sức để hủy diệt đế chế Inca.
Khi Giáo Hoàng phân chia Tân Thế Giới và địa cầu làm 2 nửa thì Việt Nam thuộc địa hạt truyền giáo của Bồ Đào Nha, còn lại là của Tây Ban Nha.