Cừu Lá - Sinh Vật Biển Biết Quang Hợp
Costasiella Kuroshimae - một sinh vật đơn bào được gọi với cái tên yêu thường là Cừu Lá nhưng em nó chẳng phải Cừu cũng không phải Lá???? ( ̄ □  ̄ 」)
Đố quý zị biết iem là ai???
🌿 Tên: Cừu Lá
🌿 Pháp danh khoa học: Costasiella kuroshimae
🌿 Thuộc: họ Sên Biển
🌿 Thức ăn: tảo biển
🌿 Nơi phân bố: Nhật Bản, Indonesia và Philippin.
🌿 Đặc điểm:
Sử dụng tảo biển để quang hợp.
Hình thù giống như một con cừu non màu xanh.
Chiều dài có thể phát triển đến 5mm.
Cơ thể màu trắng kem, sền sệt, trông hơi trong mờ, mắt đen nhỏ, có cặp râu nhỏ ở hau bên đầu.
Cơ thể được bao phủ bởi một số lông nhọn. Tương tự như lá, có đầu màu hồng nhạt và có các chấm màu xanh lá cây trên khắp người.
Em là Sên Biển là Cừu hay là Lá????
️🎉🎉 Một số Fun Fact thú zị của mấy bé Cừu Lá:
1. Tên khai sinh là "Cừu Lá" nhưng em nó lại là Sên Biển:)))
Sên Biển là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm động vật không xương sống ở biển, có hình dáng giống sên. Điểm khác biệt là chúng không có vỏ.
Theo các nhà nghiên cứu thì Sên Biển chính là mấy bé Ốc bị mất vỏ, để sinh tồn với môi trường sống các bé đã biến đổi hình dạng để có thể sinh tồn.
Sên biển cực kỳ đa dạng về màu sắc và hình dáng khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái Đất.
Mấy bồ hãy ume cùng mị đi ~ 🤣🤣🤣
2. Cừu Lá là sinh vật bé tẹo chỉ dài 5mm
Cái ảnh nhìn to thế thôi chứ em nó chỉ dài 5mm thôi. Cừu Lá là minh chứng cho câu nói "nhỏ mà có võ" dù với kích thích siêu bé tẹo nhưng trời phú cho vẻ đẹp cực kỳ tinh tế mà bất kỳ ai trông thấy cũng phải "đổ cái ầm" (* ˘︶˘ *).。.: * ♡
3️. Có khả năng dùng tảo để quang hợp
Cừu Lá là một trong số ít những loài có thể sử dụng tảo để quang hợp.
Khi ăn tảo, mấy ẻm sẽ hấp thụ phần lớp diệp lục và tổng hợp chúng lại để nuôi dưỡng cơ thể thông qua một quá trình được gọi là Kleptoplasty. Quá trình này chỉ xảy ra ở những loài sinh vật đơn bào.
Nhờ quá trình này mà ẻm được mệnh danh là loài sên mang năng lượng mặt trời. Đó là lý do tại sao ẻm có thể phát sáng, hoặc hơi phát quang sinh học.
4️. Costasiella Kuroshimae - Sự kết hợp giữa tiếng Latinh và tiếng Nhật
Pháp danh khoa học của Cừu Lá là Costasiella Kuroshimae, đó là tên ghép rất thú vị với ý nghĩa là:
Costasiella: tên chi của tất cả các loài sên biển thuộc nhóm sacoglossa. Chúng còn được gọi là “sap-sucking sea slugs.” (sên biển hút nhựa cây).
Kuroshimae: Bắt nguồn từ hòn đảo Kuroshima của Nhật BảnKuroshima được biết đến với làn nước trong như pha lê và đây là nơi loài cừu lá được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993.
5. Cặp râu trên tai cừu lá được gọi là Rhinophore là cơ quan dùng để cảm nhận mùi hương & vị giác.
6. Cừu Lá có thể duy trì sự sống trong vài tháng bằng năng lượng mặt trời nhờ quá trình quang hợp đây là một đặc điểm nổi trội của ẻm mà không phải loài sên biển nào cũng có được.
Mị thấy em nó thật giống đom đóm biển
P/S: Mấy bồ đã bao giờ biết đến mấy ẻm chưa?????
Chứ mị là mị lần đầu nhìn thấy đấy! Mới nhìn thấy cứ tưởng "cục kẹo dẻo phát quang":)))) sau đó lại tưởng là nhân vật hoạt hình cuối cùng mới lộ ra là sinh vật sống.
Úi ùi ~ Thật sự bất ngờ với thiên nhiên kỳ thú của chúng ta thật đấy! Chính vì thế mà nhanh tay viết ngay 1 bài lan tỏa thông tin liền 🤣🤣🤣
Nguồn thông tin & ảnh: Tham khảo Internet
cừu biển
,cừu lá
,sinh vật biển
,khoa học
Ôi tuyệt đẹpppp :P như những tác phẩm nghệ thuật di động luôn ý cậu ơi :>>>>> thank kiu cậuuuuu đã sharing nhaaa >.< tớ cứ bị mê series của cậu ííí :>>>>>>
Sophie
Ôi tuyệt đẹpppp :P như những tác phẩm nghệ thuật di động luôn ý cậu ơi :>>>>> thank kiu cậuuuuu đã sharing nhaaa >.< tớ cứ bị mê series của cậu ííí :>>>>>>
Minh Minh
Òa 5mm siêu nhỏ nha, trông như hoạt hình vậy á :">
Yibleu
haha ngộ vậy cừu lá nhưng lại là sên biển nha 😂
Nguyễn Anh Thy
Lần đầu nhìn thấy và biết đến e này luôn. Nhìn đẹp và cưng ghê, tui khoái màu xanh lắm
Giang Phạm
Click vào bài đọc vì cái ảnh hiển thị ở newfeed quá thu hút khiến tôi tò mò. Trời ơi lá gì mà cưng xỉu vậy ><
Huy Hay Hỏi
Không ngờ là mấy sinh vật này có thực luôn ảo diệu ghê
Truong Phan
Hiển Đậu
Mình góp ý là kuroshimae không viết hoa, và ở động vật thì "genus" được gọi là "giống" chứ không phải là "chi" nhé bạn. Ngoài ra thì bài viết rất bổ ích. Cảm ơn bạn.