Cuốn sách thép đã tôi thế đấy nói về điều gì?

  1. Sách

Từ khóa: 

sách

Trước hết, đọc Thép đã tôi thế đấy bạn sẽ biết được nguồn gốc của câu nói "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí..." :D Thật sự, có một khoảng thời gian mình cứ tưởng đó là câu nói của... Bác Hồ kính yêu không đấy :))
Sau đó thì, để đọc được cuốn sách này mà thấy được hết cái hay của nó, cần phải đọc với tâm thế của người chiến sĩ Hồng quân trong Cách mạng. Vì phải đặt mình vào vị trí của họ, thì mới hiểu được giá trị thực sự của cuốn sách, của lý tưởng cuộc đời nhân vật chính Paven, vốn là đại diện cho hàng ngàn thanh niên vô sản thời đó. Nếu đọc sách này bằng tâm thế của một người sống trong thời bình, có thể sẽ bị rơi vào việc so sánh vì những định kiến cho rằng những con người được miêu tả trong sách quá tôn sùng cách mạng, quá lý tưởng hóa ánh sáng của cách mạng. Nói một cách dễ hiểu, thì nếu không sống ở thời của... Tố Hữu, chúng ta sẽ không thể nào cảm nhận được cái gọi là "mặt trời chân lý chói qua tim" là như thế nào đâu :D
Đại khái, cuốn sách này nói về những con người dành hết tình cảm của mình, lý tưởng của mình cho giai cấp, muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Dù cho khó khăn đến mức độ nào cũng không lùi bước, luôn tin tưởng vào tình yêu, tình đồng chí, và đặc biệt là dù có làm bất cứ việc gì cũng làm với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng vốn đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ.
Ý sau cùng mình muốn nói, là đọc Thép đã tôi thế đấy để hiểu rõ hơn những vần thơ trong Bài ca mùa xuân 1961
của Tố Hữu:
"Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Vì trong sách, Pavel cũng nói 1 câu tương tự thế này: "Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác.". ^^
Trả lời
Trước hết, đọc Thép đã tôi thế đấy bạn sẽ biết được nguồn gốc của câu nói "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí..." :D Thật sự, có một khoảng thời gian mình cứ tưởng đó là câu nói của... Bác Hồ kính yêu không đấy :))
Sau đó thì, để đọc được cuốn sách này mà thấy được hết cái hay của nó, cần phải đọc với tâm thế của người chiến sĩ Hồng quân trong Cách mạng. Vì phải đặt mình vào vị trí của họ, thì mới hiểu được giá trị thực sự của cuốn sách, của lý tưởng cuộc đời nhân vật chính Paven, vốn là đại diện cho hàng ngàn thanh niên vô sản thời đó. Nếu đọc sách này bằng tâm thế của một người sống trong thời bình, có thể sẽ bị rơi vào việc so sánh vì những định kiến cho rằng những con người được miêu tả trong sách quá tôn sùng cách mạng, quá lý tưởng hóa ánh sáng của cách mạng. Nói một cách dễ hiểu, thì nếu không sống ở thời của... Tố Hữu, chúng ta sẽ không thể nào cảm nhận được cái gọi là "mặt trời chân lý chói qua tim" là như thế nào đâu :D
Đại khái, cuốn sách này nói về những con người dành hết tình cảm của mình, lý tưởng của mình cho giai cấp, muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Dù cho khó khăn đến mức độ nào cũng không lùi bước, luôn tin tưởng vào tình yêu, tình đồng chí, và đặc biệt là dù có làm bất cứ việc gì cũng làm với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng vốn đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ.
Ý sau cùng mình muốn nói, là đọc Thép đã tôi thế đấy để hiểu rõ hơn những vần thơ trong Bài ca mùa xuân 1961
của Tố Hữu:
"Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Vì trong sách, Pavel cũng nói 1 câu tương tự thế này: "Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác.". ^^


Thép Đã Tôi Thế Đấy không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pa-ven chính là tác giả: Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp- xki. Là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. A-xtơ-rốp-xki viết Thép Đã Tôi Thế Đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể.


Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quí phẩm chất của con người cách mạng.


Hãy đọc Thép đã tôi thế đấy để biết từng có một thời người ta sống:

“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…”



Về cơ bản thì quyển này noí về cuộc đời của Pavel Korchagin, từ lúc anh sinh ra đến lúc qua đời. Bối cảnh của truyện là thời kỳ cách mạng tháng 10 Nga, đất nước Nga trong tình trạng khó khăn, cơ sở vật chất lạc hậu. Pavel vì lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng mà từ bỏ cả tình yêu của mình. Dù gian khổ, bệnh tật anh cũng ko bao giờ lùi bước, ko bao h lung lay niềm tin vào lý tưởng của mình, sống và công hiến trọn vẹn đến giây phút cuối cùng.
Theo cá nhân mình đánh gía thì truyện rất hay, rất đáng đọc nhất là với các bạn trẻ.