Cuộc sống luôn có hai đáp án

  1. Phong cách sống

Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trong mỗi vấn đề của cuộc sống Thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau, ví dụ: đối với những học sinh xuất sắc Thầy nói rằng: “học kỳ này em thi đạt thành tích nhất lớp cũng không có gì tự hào lắm, vì học kỳ sau em chưa hẳn đạt được như vậy. Nhưng nếu học kỳ sau em lại đứng nhất cũng không có gì hảnh diện, vì thi vào đại học em chưa chắc đỗ thủ khoa nhưng nếu đạt thủ khoa cũng không có gì xuất sắc lắm, bởi vì sau này ra làm việc tham gia công tác ngoài xã hội không nhất định em sẽ luôn đứng nhất”. Và đối với những học sinh yếu kém khác thì thầy có cách nói ngược lại: “nếu học kỳ này em thi không đạt kết quả tốt cũng không có gì quá lo ngại vì còn có học kỳ sau, nhưng nếu học kỳ sau lại không tốt cũng đừng quá buồn lo vì thi vào đại học em không hẳn lại như thế và nếu có thi hỏng đại học cũng không có gì đáng xấu hổ bởi còn có các trường đại học của xã hội (trường đời), thành tài không chỉ có ở con đường thi cử”. Thầy giáo còn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ngụ ngôn về kiến và dế: “mùa thu đến đàn kiến vất vã từ sáng đến tối lo kiếm thức ăn chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, mà dế thì ngược lại ẩn trong đám cỏ xanh tươi cất tiếng hát vang. Mùa đông đến gần kiến có thể ở trong hang ấm áp từ từ thưởng thức những món ăn ngon do mình kiếm được còn dế thì nằm chết dần ngoài hang và mạng sống của chúng chỉ trong vòng 3 tháng. Thầy cũng từng nói với học sinh chúng tôi: “các em nên học theo cách sống của kiến hay của dế? Chúng tôi đồng thanh trả lời: “kiến” Thầy vui vẻ gật đầu nói: “ đúng! Chúng ta nên học tập từ kiến, cần cù làm việc tự mình tạo hạnh phúc cho mình bằng chính đôi tay của mình, bất luận thế nào cũng không nên học theo cách sống của dế chỉ biết vui chơi mà không lo cho cuộc sống tương lai”. Nhưng không lâu sau đó có một học sinh bị bệnh căn bệnh ung thư nặng không còn trị được, lúc đó Thầy đến bệnh viện thăm cô ta và kể lại câu chuyện ngụ ngôn lúc trước, khi kể gần xong, cô học sinh liền nói: “Thưa thầy, em cũng nghĩ sẽ làm như kiến vậy” không ngờ Thầy nói: “không , em nên làm như dế, tuy rằng cuộc sống của chúng có ngắn ngửi nhưng nó biết đem lời ca tiếng hát hay đẹp để lại cho đời, biết cống hiến và góp niềm vui cho nhân loại. Con kiến tuy cả ngày vất vã công việc nhưng chúng chỉ lo cho cái ăn của chúng mà thôi”. Nghe xong, cô học sinh mỉm cười vui vẻ làm nhiều việc tốt trong những ngày còn lại và đi đến điểm cuối cùng của cuộc sống mà không âu sầu bi thương. Câu chuyện trên là một bài học rất hay cho chúng ta, bình thường thầy giáo nói có hai đáp án khác nhau, hoàn toàn tương phản nhưng đó là một phương thức của giáo dục. Bởi vì học sinh luôn không giống nhau về nhiều mặt nên thầy giáo phải biết cách giáo dục theo khả năng tính cách của đối tượng, đó là điểm thành công của giáo dục cũng là cách làm cho cuộc sống trở nên hài hòa. Đồng thời qua câu chuyện này cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ cuộc đời mỗi một giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau vì thế chúng ta nên tùy cơ ứng biến cho cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Chúng ta không nên cố chấp một phương án hay một quan niệm hay suy nghĩ nào đó mà cho là vĩnh cửu và đúng với mọi lúc mọi nơi. Chúng ta nên biết cuộc sống có muôn hình vạn trạng vì thế chúng ta cũng phải linh động mà thay đổi cánh nhìn cách sống cho phù hợp theo chiều hướng tốt đẹp. !!

Từ khóa: 

bài học cuộc sống

,

phong cách sống

Đọc bài của bạn làm mình nhớ tới một ý trong cuốn sách "Đời tôi" của Giáo hoàng văn học Đức Marcel Reich-Ranicki mà mình đã đọc trước đó. Cuốn sách là tự truyện của ông. Và ông kể lại lúc nhỏ ông có một ông thầy rất hay ho, cho ông điểm cao nhưng lại kèm theo lời giải thích thế này: "Tôi cho anh điểm ưu vì hai lý do. Thứ nhất vì ý tưởng trong đoạn gạch bỏ. Thứ hai vì cuối cùng anh đã bỏ đi ý tưởng này. Nó độc đáo, nhưng sai." Ý của câu này theo mình hiểu, là ông thầy ông muốn nói trong một số trường hợp, một ý tưởng hay nhưng chưa chắc áp dụng được, hoặc nên được áp dụng. Một ý tưởng hay, độc đáo nhưng lại không phù hợp. Vừa khen nhưng lại vừa không khen, kèm theo sự khuyến khích. Kiểu kiểu vậy. Và mình rất thích nếu đời mình mà có thể gặp được một ông thầy như vvậy. ^^
Trả lời
Đọc bài của bạn làm mình nhớ tới một ý trong cuốn sách "Đời tôi" của Giáo hoàng văn học Đức Marcel Reich-Ranicki mà mình đã đọc trước đó. Cuốn sách là tự truyện của ông. Và ông kể lại lúc nhỏ ông có một ông thầy rất hay ho, cho ông điểm cao nhưng lại kèm theo lời giải thích thế này: "Tôi cho anh điểm ưu vì hai lý do. Thứ nhất vì ý tưởng trong đoạn gạch bỏ. Thứ hai vì cuối cùng anh đã bỏ đi ý tưởng này. Nó độc đáo, nhưng sai." Ý của câu này theo mình hiểu, là ông thầy ông muốn nói trong một số trường hợp, một ý tưởng hay nhưng chưa chắc áp dụng được, hoặc nên được áp dụng. Một ý tưởng hay, độc đáo nhưng lại không phù hợp. Vừa khen nhưng lại vừa không khen, kèm theo sự khuyến khích. Kiểu kiểu vậy. Và mình rất thích nếu đời mình mà có thể gặp được một ông thầy như vvậy. ^^