Cuộc đời vua Trần Nhân Tông ảnh hưởng như thế nào đến văn phong ông?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nhưng cuộc đời vua Trần Nhân Tông không giống cuộc đời những ông vua sinh ra, lớn lên, rồi thụ hưởng một đất nước thái bình. Năm vua ra đời cũng chính là thời điểm vua Trần Thái Tông vừa đánh tan đạo quân xâm lược thứ nhất của đế chế Nguyên Mông lần đầu tiên tiến công nước ta, dưới sự chỉ huy của một tên tướng khét tiếng tàn bạo Ngột Lương Hợp Thai (Uryangqadai). Hơn 20 năm tiếp theo là một cuộc đấu tranh gian khổ về ngoại giao nhằm vừa bảo vệ chủ quyền đất nước, vừa mang lại nền hòa bình để cho người dân có cơ hội lao động sinh sống và đất nước chuẩn bị tiềm lực để chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Kịp đến khi lên ngôi vào tháng 10 năm Mậu Dần (1278) thì vua Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp đối phó với những tên sứ giả “uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tể phụ”, như Trần Hưng Đạo đã mô tả. Thế là cả nước phát động một phong trào chuẩn bị diệt giặc cứu nước. Tuy hào khí Nguyên Phong của cuộc chiến tranh năm Đinh Tỡ (1257) vẫn còn đó, mà nhà vua cảm thấy khi đến thăm lăng mộ của ông nội mình vào một ngày xuân trước cuộc chiến tranh 1285. Hùm gấu nghiêm nghìn cửa Áo mão bảy phẩm đầy Lính bạc đầu còn đó Nguyên Phong mãi kể say (Tỉ hổ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông Bạch đầu quân sĩ tại Vãng vãng thuyết Nguyên Phong) Và hơn ai hết, bản thân vua Trần Nhân Tông đã từng cầm quân xông pha trận mạc. Thực tế, ta đã thấy nhà vua đã từng trực tiếp chỉ huy những trận đánh lớn, sống gần gũi với tướng lĩnh và binh sĩ, nên dễ cảm thông, thương xót cho những người vợ phải sống lẻ loi, khi người chồng vì nhiệm vụ phải ra mặt trận ở một nơi xa xôi nào đó của tổ quốc. Ngủ dậy vén rèm hoa thấy rơi Hoàng ly không hót giận xuân rồi Lầu tây vô cớ vầng dương lặn Bóng ngả về đông hoa lẫn chồi. (Thụy khởi câu liêm khán trụy hồng Hoàng ly bất ngữ oán đông phong Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại Hoa ảnh chi đầu tận hướng đông)
Trả lời
Nhưng cuộc đời vua Trần Nhân Tông không giống cuộc đời những ông vua sinh ra, lớn lên, rồi thụ hưởng một đất nước thái bình. Năm vua ra đời cũng chính là thời điểm vua Trần Thái Tông vừa đánh tan đạo quân xâm lược thứ nhất của đế chế Nguyên Mông lần đầu tiên tiến công nước ta, dưới sự chỉ huy của một tên tướng khét tiếng tàn bạo Ngột Lương Hợp Thai (Uryangqadai). Hơn 20 năm tiếp theo là một cuộc đấu tranh gian khổ về ngoại giao nhằm vừa bảo vệ chủ quyền đất nước, vừa mang lại nền hòa bình để cho người dân có cơ hội lao động sinh sống và đất nước chuẩn bị tiềm lực để chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Kịp đến khi lên ngôi vào tháng 10 năm Mậu Dần (1278) thì vua Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp đối phó với những tên sứ giả “uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tể phụ”, như Trần Hưng Đạo đã mô tả. Thế là cả nước phát động một phong trào chuẩn bị diệt giặc cứu nước. Tuy hào khí Nguyên Phong của cuộc chiến tranh năm Đinh Tỡ (1257) vẫn còn đó, mà nhà vua cảm thấy khi đến thăm lăng mộ của ông nội mình vào một ngày xuân trước cuộc chiến tranh 1285. Hùm gấu nghiêm nghìn cửa Áo mão bảy phẩm đầy Lính bạc đầu còn đó Nguyên Phong mãi kể say (Tỉ hổ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông Bạch đầu quân sĩ tại Vãng vãng thuyết Nguyên Phong) Và hơn ai hết, bản thân vua Trần Nhân Tông đã từng cầm quân xông pha trận mạc. Thực tế, ta đã thấy nhà vua đã từng trực tiếp chỉ huy những trận đánh lớn, sống gần gũi với tướng lĩnh và binh sĩ, nên dễ cảm thông, thương xót cho những người vợ phải sống lẻ loi, khi người chồng vì nhiệm vụ phải ra mặt trận ở một nơi xa xôi nào đó của tổ quốc. Ngủ dậy vén rèm hoa thấy rơi Hoàng ly không hót giận xuân rồi Lầu tây vô cớ vầng dương lặn Bóng ngả về đông hoa lẫn chồi. (Thụy khởi câu liêm khán trụy hồng Hoàng ly bất ngữ oán đông phong Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại Hoa ảnh chi đầu tận hướng đông)