Cuộc chiến OTT ở Việt Nam?

  1. Công nghệ thông tin

Cuộc chiến giữa các ứng dụng OTT ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Một trong những ứng dụng chat đầu tiên tại Việt Nam phải kể đến Ola, ra đời từ năm 2007, trên hệ điều hành Symbian và dần dần trở nên thông dụng hơn với giới trẻ các năm sau đó. Thời điểm giữa cho tới cuối năm 2012, WeChat là ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất vì tính tiện dụng của nó. Cùng thời điểm đó, một số ứng dụng OTT khác bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam như Viber, Kakaotalk, Line và bắt đầu chiến dịch quảng bá rầm rộ. Zalo của VNG cũng ra đời vào tháng 8 năm 2012, tuy nhiên bước đầu có những định hướng không phù hợp nên không thu hút người dùng bằng các ứng dụng nước ngoài. Đầu năm 2013, WeChat bị phát hiện bản đồ có đường lưỡi bò khiến ứng dụng bị người dùng Việt Nam tẩy chay và từ đó mất ngôi dẫn đầu. Viber chiếm lấy vị trí đó và trở thành ứng dụng dẫn đầu về số lượng người dùng, theo sau là Line và Zalo, KakaoTalk. Zalo dần dà có những thay đổi hướng tới việc cung cấp dịch vụ tốt hơn và một giao diện đơn giản hơn nên dần chiếm được thiện cảm người dùng.

ott-war.jpg
Cuộc chiến về người dùng của các ứng dụng tại Việt Nam hiện nay được dẫn đầu bởi 2 tay chơi chính là Zalo và Viber

Sang tới khoảng giữa năm 2014 thì cuộc chiến OTT tại Việt Nam chỉ còn là cuộc đua giữa Viber và Zalo. Viber từ khoảng đầu năm 2014 cho tới giữa năm thì vì lý do nào đó mà chất lượng dịch vụ trở nên thiếu ổn định hơn trước. Điều này khiến cho một lượng lớn người dùng khó chịu và bắt đầu sử dụng Zalo. Cùng lúc đó với chiến dịch quảng cáo mạnh tay từ VNG, Zalo dần dần chiếm ưu thế tại Việt Nam so với các đối thủ còn lại vào từ giữa cho đến cuối năm 2014. Beetalk, một ứng dụng OTT mới tham gia vào thị trường Việt Nam vào khoảng tháng 2 năm 2014, cũng khởi đầu với các chiến dịch quảng bá rầm rộ và giao diện nổi bật thiên về cộng đồng, bước đầu có một số lượng người dùng nhất định nhưng vẫn chưa bức phá được so với các ứng dụng khác. Vào khoản tháng 4 năm 2014, BKAV bất ngờ cho ra đời Btalk với kỳ vọng thay thế Viber đã khuấy động dư luận một thời gian nhưng sau đó thì thấy không còn được nhắc đến nữa.

Các ứng dụng OTT ban đầu gây thiệt hại cho các nhà mạng và dịch vụ vì người dùng đều chuyển qua sử dụng OTT thay vì dịch vụ SMS hay gọi điện thông thường khi có thể. Các nhà mạng và dịch vụ lúc đầu tìm cách ngăn cản sự phát triển của ứng dụng OTT nhưng sau đó nhận ra rằng họ không thể thay đổi xu hướng người dùng và bắt đầu đi theo hướng phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho OTT. Một số nhà mạng thậm chí còn có dịch vụ OTT riêng với các ưu đãi về cước phí dành riêng cho khách hàng của mình. Tại Việt Nam, 2 trong số 3 nhà mạng lớn nhất đã cho ra đời ứng dụng OTT của mình: Viettalk từ Vinaphone (Android, iOS và Windows Phone) và Mocha từ Viettel (hiện tại chỉ cho Android), và Mobifone cũng được cho là sẽ sớm có ứng dụng ra mắt trong thời gian tới để cho bằng anh bằng em.

Trả lời

Một trong những ứng dụng chat đầu tiên tại Việt Nam phải kể đến Ola, ra đời từ năm 2007, trên hệ điều hành Symbian và dần dần trở nên thông dụng hơn với giới trẻ các năm sau đó. Thời điểm giữa cho tới cuối năm 2012, WeChat là ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất vì tính tiện dụng của nó. Cùng thời điểm đó, một số ứng dụng OTT khác bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam như Viber, Kakaotalk, Line và bắt đầu chiến dịch quảng bá rầm rộ. Zalo của VNG cũng ra đời vào tháng 8 năm 2012, tuy nhiên bước đầu có những định hướng không phù hợp nên không thu hút người dùng bằng các ứng dụng nước ngoài. Đầu năm 2013, WeChat bị phát hiện bản đồ có đường lưỡi bò khiến ứng dụng bị người dùng Việt Nam tẩy chay và từ đó mất ngôi dẫn đầu. Viber chiếm lấy vị trí đó và trở thành ứng dụng dẫn đầu về số lượng người dùng, theo sau là Line và Zalo, KakaoTalk. Zalo dần dà có những thay đổi hướng tới việc cung cấp dịch vụ tốt hơn và một giao diện đơn giản hơn nên dần chiếm được thiện cảm người dùng.

ott-war.jpg
Cuộc chiến về người dùng của các ứng dụng tại Việt Nam hiện nay được dẫn đầu bởi 2 tay chơi chính là Zalo và Viber

Sang tới khoảng giữa năm 2014 thì cuộc chiến OTT tại Việt Nam chỉ còn là cuộc đua giữa Viber và Zalo. Viber từ khoảng đầu năm 2014 cho tới giữa năm thì vì lý do nào đó mà chất lượng dịch vụ trở nên thiếu ổn định hơn trước. Điều này khiến cho một lượng lớn người dùng khó chịu và bắt đầu sử dụng Zalo. Cùng lúc đó với chiến dịch quảng cáo mạnh tay từ VNG, Zalo dần dần chiếm ưu thế tại Việt Nam so với các đối thủ còn lại vào từ giữa cho đến cuối năm 2014. Beetalk, một ứng dụng OTT mới tham gia vào thị trường Việt Nam vào khoảng tháng 2 năm 2014, cũng khởi đầu với các chiến dịch quảng bá rầm rộ và giao diện nổi bật thiên về cộng đồng, bước đầu có một số lượng người dùng nhất định nhưng vẫn chưa bức phá được so với các ứng dụng khác. Vào khoản tháng 4 năm 2014, BKAV bất ngờ cho ra đời Btalk với kỳ vọng thay thế Viber đã khuấy động dư luận một thời gian nhưng sau đó thì thấy không còn được nhắc đến nữa.

Các ứng dụng OTT ban đầu gây thiệt hại cho các nhà mạng và dịch vụ vì người dùng đều chuyển qua sử dụng OTT thay vì dịch vụ SMS hay gọi điện thông thường khi có thể. Các nhà mạng và dịch vụ lúc đầu tìm cách ngăn cản sự phát triển của ứng dụng OTT nhưng sau đó nhận ra rằng họ không thể thay đổi xu hướng người dùng và bắt đầu đi theo hướng phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho OTT. Một số nhà mạng thậm chí còn có dịch vụ OTT riêng với các ưu đãi về cước phí dành riêng cho khách hàng của mình. Tại Việt Nam, 2 trong số 3 nhà mạng lớn nhất đã cho ra đời ứng dụng OTT của mình: Viettalk từ Vinaphone (Android, iOS và Windows Phone) và Mocha từ Viettel (hiện tại chỉ cho Android), và Mobifone cũng được cho là sẽ sớm có ứng dụng ra mắt trong thời gian tới để cho bằng anh bằng em.