Cuộc chiến "không một ai bị bỏ lại"...

  1. Lịch sử

Chúng ta chưa một lần bỏ rơi đồng bào trong cơn hoạn nạn.

1).Ngày 30/7/1990

Khoảng 100.000 lính cùng 300 xe tăng và 300 khẩu pháo hạng nặng được chính phủ Iraq chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến sắp nổ ra. Ở thời điểm đó, hàng chục ngàn lao động Việt Nam ở khu vực này rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng.

Khi đó, thông tin còn hạn chế, đất nước còn khó khăn nhưng một chiến dịch sơ tán cũng đã được chính phủ triển khai thành công cho hơn 17.000 lao động Việt Nam tại Iraq về nước.

US-troops-in-Kuwait

Năm 1990 chiến tranh vùng vịnh bùng nổ


2)Tháng 2/2011, nội chiến nổ ra ở Libya.

Đến ngày 24/2 thì Lybia bắt đầu mất kiểm soát. Ngay hôm đó, chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi do nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm trưởng ban. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi đó là Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng ban thường trực.


Ngày 28/2, hơn 8.000 lao động Việt Nam đang di chuyển gấp rút khỏi Libya, khoảng 4.600 người đã sơ tán sang các nước thứ ba là Ai Cập.

Đêm 28/2, một đoàn công tác đặt biệt của chính phủ đã đáp chuyến chuyên cơ đầu tiên của Vietnam Airlines rời Hà Nội, mang theo 8 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men tới Cairo (Ai Cập) nhằm ứng cứu kịp thời, đưa ngay số lao động ở đây về nước.

Sau đó, sân bay Djerba của Tunisia được lựa chọn làm nơi đóng quân của đoàn công tác và là điểm đón chủ yếu của cầu hàng không đưa công dân Việt Nam về nước. Những chuyến bay giải cứu công dân được bắt đầu từ ngày 1/3/2011.

Kết quả, hơn 10 ngàn lao động Việt Nam mắc kẹt trong bạo loạn tại Lybia đã trở về với đất mẹ an toàn, trong sự chờ đón của hàng chục ngàn thân nhân tại quê nhà.


3)Bước sang năm 2020 :

Thế giới chao đảo với con viruts lạ. Cái tên Vũ Hán đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng trên khắp Thế giới.

Sáng 10/2, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc và các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan tiến hành đưa về nước công dân Việt Nam (gồm các sinh viên và người thân, khách du lịch Việt Nam,...) từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - vùng tâm dịch trở về nước. Công dân được đưa về khu cách ly tập trung 14 ngày. Việc cách ly được bảo đảm các điều kiện ăn ở, ngủ nghỉ và tiếp cận thông tin thời sự.


4)VÀ GIỜ ĐÂY...Lên phương án đón người Việt Nam ở Hàn- Nhật về nước.


Khi tình hình dịch bệnh ở Nhật và Hàn dần trở nên phức tạp. Số ca nhiễm tăng chóng mặt. Hàn chính thức trở thành ổ dịch thứ 2 sau Vũ Hán, cộng đồng người Việt tại 2 quốc gia này như ngồi trên đống lửa. Ngay lập tức, chính phủ họp đưa ra phương án đối phó với tình huống xấu nhất xảy ra.


Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu phương án hỗ trợ trước mắt là 5.000-20.000 lao động từ Hàn Quốc, Nhật Bản về nước nhằm tránh dịch Covid-19.


Tất cả đã đang được gấp rút chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất xảy ra. Hàng chục ngàn người con đất Việt cùng lúc trở về sẽ là một thử thách, một áp lực không hề nhỏ nhất là trong bối cảnh nước nhà chỉ vừa mới sạch dịch và điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.


Tất cả vì một cuộc chiến KHÔNG MỘT AI BỊ BỎ LẠI - vì một Việt Nam NGẠO NGHỄ VỚI NĂM CHÂU..❤️❤️❤️

cot-co-lung-cu-ha-giang-1562468510550174776392-crop-15624685182171682827333



Nguồn : Chang Nguyễn người về từ lòng đất chia sẻ quan điểm

Từ khóa: 

corona

,

việt nam

,

sơ tán cư dân

,

lịch sử