Cuộc chiến 1954-1975 là một cuộc nội chiến?
nhân ngày 30/4 vừa qua, mình có tìm xem lại những thước phim về chiến tranh Việt Nam thời kì nay. Theo như những gì đã được học từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường, đây là thời gian nhân dân ta kháng chiến chống Mỹ hòng thống nhất hai miền Nam Bắc. Vậy là trong đầu mình luôn nghĩ rằng binh lính bên kia đều là người Mỹ. Cơ mà trong phim, binh lính hai bên lại đều là người Việt, chỉ khác nhau trang phục thôi.
Tại sao lại thế ạ? Phải chăng Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến?
lịch sử
Dễ thôi.
Từ thời 61-65 là giai đoạn Chiến tranh Đặc biệt, lúc này chỉ có quân Mỹ dưới hình thức là cố vấn quân sự. Nhìn qua thì có thể thấy là ng Việt đánh ng Việt. Nhưng khó có thể gọi là nội chiến, vì quân VNCH chỉ là quân tốt do các cố vấn Mỹ chỉ huy. (Bộ chỉ huy viện trợ quân sự tại VN_MACV toàn quyền chỉ huy quân đội cả Mỹ, VNCH và chư hầu. Điều này khiến Tổng thống Ngô Đình Diệm ko vừa ý, dẫn đến mâu thuẫn, cuối cùng kết thúc bằng cuộc đảo chính với cái chết của anh em TT Diệm và sự sụp đổ của Đệ nhất Cộng hòa).
Đến giai đoạn 65-68, Chiến tranh cục bộ, Quân đội Mỹ trực tiếp đổ bộ và tham chiến. (Vì lính Quốc gia đánh nhau tệ quá, bị Quân giải phóng đánh te tua mặc dù hơn quân số, vũ khí, lại đc cố vấn Mỹ hỗ trợ, hay là vì Mỹ đã muốn vào VN từ lâu). Nhưng nói chung giai đoạn này chắc chắn ko phải là nội chiến. Nếu nó là nội chiến sẽ ko có thời kỳ tiếp theo.
Giai đoạn 68-73, Việt Nam hóa chiến tranh. Cái tên nói lên tất cả. Nếu đã là nội chiến thì ng Việt đánh ng Việt rồi, cần gì phải "hóa". Nói chung, chê lính Quốc gia đánh dở, tự mình nhào vô cũng ăn hành, thiệt hại quá lớn, cả thiết bị và nhân mạng. Con dân Mỹ về nước trong thùng tôn nhiều quá, cả nước kêu gào, nên đành phải trở lại bổn cũ, cho ng Việt uýnh lại ng Việt và sau đó cuốn cờ về nước năm 73.
Giai đoạn cuối 74-75, 2-3 năm ngắn ngủi, Mỹ thả tay, Quân lực VNCH ko đủ năng lực để gìn giữ lãnh thổ, cộng thêm việc cắt viện trợ/khoản vay như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi từ chức có trách Mỹ đại để "... Cho có 3 đô mà bảo đi máy bay, ghế hạng nhất, ở phòng khách sạn giá 300 đô, ăn bít-tết, uống rượu tây,...". Đây chỉ là lúc cuộc chiến hạ màn, quân xâm lược đã bị đuổi đi, thời khắc này chỉ như quét sạch tàn dư mà thôi. Nên cũng chẳng có gì để gọi là nội chiến cả.
Tóm lại, nhìn sơ qua thì thấy ng Việt đánh người Việt, thậm chí cha con đánh nhau. Nhìn như 1 cuộc nội chiến. Nhưng sâu xa mà nói, ng Việt tương tàn do ngoại bang giật dây, và thực sự ngoại bang đã đổ bộ và dùng vũ lực. Cũng ko phải để biến Nam Việt thành 1 bang của Mỹ, nhưng cũng là chiếm giùm thằng kia để nó làm đệ cho mình, ngẫm cũng chẳng khác xâm lược. Nên bác Trịnh có viết: "20 năm nội chiến từng ngày" thì có hơi quá tay, nhưng nghệ sỹ, nhà văn, nhà thơ thì độ chính xác ko phải là thứ cần xét đến. Còn lịch sử thì khác.
Nguyễn Quang Vinh
Dễ thôi.
Từ thời 61-65 là giai đoạn Chiến tranh Đặc biệt, lúc này chỉ có quân Mỹ dưới hình thức là cố vấn quân sự. Nhìn qua thì có thể thấy là ng Việt đánh ng Việt. Nhưng khó có thể gọi là nội chiến, vì quân VNCH chỉ là quân tốt do các cố vấn Mỹ chỉ huy. (Bộ chỉ huy viện trợ quân sự tại VN_MACV toàn quyền chỉ huy quân đội cả Mỹ, VNCH và chư hầu. Điều này khiến Tổng thống Ngô Đình Diệm ko vừa ý, dẫn đến mâu thuẫn, cuối cùng kết thúc bằng cuộc đảo chính với cái chết của anh em TT Diệm và sự sụp đổ của Đệ nhất Cộng hòa).
Đến giai đoạn 65-68, Chiến tranh cục bộ, Quân đội Mỹ trực tiếp đổ bộ và tham chiến. (Vì lính Quốc gia đánh nhau tệ quá, bị Quân giải phóng đánh te tua mặc dù hơn quân số, vũ khí, lại đc cố vấn Mỹ hỗ trợ, hay là vì Mỹ đã muốn vào VN từ lâu). Nhưng nói chung giai đoạn này chắc chắn ko phải là nội chiến. Nếu nó là nội chiến sẽ ko có thời kỳ tiếp theo.
Giai đoạn 68-73, Việt Nam hóa chiến tranh. Cái tên nói lên tất cả. Nếu đã là nội chiến thì ng Việt đánh ng Việt rồi, cần gì phải "hóa". Nói chung, chê lính Quốc gia đánh dở, tự mình nhào vô cũng ăn hành, thiệt hại quá lớn, cả thiết bị và nhân mạng. Con dân Mỹ về nước trong thùng tôn nhiều quá, cả nước kêu gào, nên đành phải trở lại bổn cũ, cho ng Việt uýnh lại ng Việt và sau đó cuốn cờ về nước năm 73.
Giai đoạn cuối 74-75, 2-3 năm ngắn ngủi, Mỹ thả tay, Quân lực VNCH ko đủ năng lực để gìn giữ lãnh thổ, cộng thêm việc cắt viện trợ/khoản vay như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi từ chức có trách Mỹ đại để "... Cho có 3 đô mà bảo đi máy bay, ghế hạng nhất, ở phòng khách sạn giá 300 đô, ăn bít-tết, uống rượu tây,...". Đây chỉ là lúc cuộc chiến hạ màn, quân xâm lược đã bị đuổi đi, thời khắc này chỉ như quét sạch tàn dư mà thôi. Nên cũng chẳng có gì để gọi là nội chiến cả.
Tóm lại, nhìn sơ qua thì thấy ng Việt đánh người Việt, thậm chí cha con đánh nhau. Nhìn như 1 cuộc nội chiến. Nhưng sâu xa mà nói, ng Việt tương tàn do ngoại bang giật dây, và thực sự ngoại bang đã đổ bộ và dùng vũ lực. Cũng ko phải để biến Nam Việt thành 1 bang của Mỹ, nhưng cũng là chiếm giùm thằng kia để nó làm đệ cho mình, ngẫm cũng chẳng khác xâm lược. Nên bác Trịnh có viết: "20 năm nội chiến từng ngày" thì có hơi quá tay, nhưng nghệ sỹ, nhà văn, nhà thơ thì độ chính xác ko phải là thứ cần xét đến. Còn lịch sử thì khác.
Nguyễn Trí Mai
Tất cả bình luận được xuất hiện trong đây đều bỏ sót một chi tiết vô cùng quan trọng : NỘI CHIẾN là 2 phe phải tấn công xâm chiến lẫn nhau , có khi miền NAM đem đại quân ra tấn công miền BẮC và ngược lại . Trong lịch sử đã xảy ra NỘI CHIẾN giữa Chúa TRỊNH và Chúa NGUYỄN. Còn miệng lưỡi chính trị thì bên nào cũng rêu rao rằng là phe ta là phe CHÍNH và phe kia là phe TÀ. Dẹp BỎ QUA NHỮNG TUYÊN TRUYỀN VỀ CHÍNH TRỊ mà người dân ở miền nào chỉ biết nghe theo tuyên truyền của chính quyền miền đó do là thời chiến tranh ,phương tiện truyền thông TỰ DO bị bưng bít . Ngày nay với thời đại INTERNET , XA LỘ THÔNG TIN mọi bưng bít tin tức đều có thể không còn hiệu quả nữa nếu chúng ta tự mình biết sử dụng NÃO của mình hơn là cứ sống theo tập quán có từ thời chiến tranh 1954-1975 một cách VÔ THỨC VÔ NÃO. Chỉ biết nghe và tin theo những tuyên truyền chính trị một chiều .
Nguyễn Hoàng Hải
Để trả lời được câu hỏi này, thì chúng ta cần hiểu về định nghĩa như thế nào là nội chiến?
Theo quan điểm của mình. Nội chiến là cuộc chiến tranh của những người có chung nguồn gốc, ngôn ngữ nhưng xung đột và khác nhau về tôn giáo, hệ tư tưởng ...
Vậy cuộc chiến này có phải là cuộc chiến của những người có chung nguồn gốc và ngôn ngữ không? Tôi xin trả lời là có.
(Ở đây sẽ có một số bạn thắc mắc, đây là cuộc chiến tranh chống Mỹ sao có thể nói như vậy được? Vậy ngay từ sau hiệp định Geneve 1954 Mỹ đã can thiệp trực tiếp chưa?)
Giữa những người này tại sao lại có xung đột?
Đầu tiên, vì họ không cùng hệ tư tưởng, vậy lại đặt câu hỏi? Hệ tư tưởng là gì?
- Hệ tư tưởng lại được phân chia ra rất nhiều nhánh khác nhau như chính trị, đạo đức ... . Và rõ ràng ở đây câu chuyện chúng ta đang nói đến là hệ tư tưởng chính trị. Một bên theo hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội, một bên theo hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản.
- Để bàn kỹ hơn về vấn đề này chúng ta phải quay trở lại thời kỳ cực rối ren của Việt Nam giai đoạn 1949-1954. Để thấy được rằng tại sao, dân tộc chúng ta lại phân hóa như vậy?
Ôi viết đến đây, thì rối thật sự, nên chắc mình sẽ viết ra thành từng bài riêng. Hoặc bạn nào có phản biện, câu hỏi, hoặc thắc mắc thì cứ nhắn lại.
Ghost Wolf
Chiến tranh VN 54-75 nó như này (nguồn Wikipedia):
Nói chung là Bắc Việt + Mặt trận giải phóng miền Nam + buff từ khối XHCN -VS- 3/ + Mẽo + Lính đánh thuê cho Mẽo.
Mẽo thì hầu như chỉ có giai đoạn 65 - 73 là đổ quân nhảy vào đấm nhau trực tiếp với quân đội Bắc Việt, các giai đoạn còn lại của cuộc chiến thì chủ yếu chỉ viện trợ khí tài, chi phí nuôi bộ máy chiến tranh và cố vấn quân sự cho 3/.
Người ẩn danh
Híp Huân
nội chiến à.xin lỗi nếu là nội chiến thì sao mỹ ném bom miền bắc?
cuộc chiến 1954-1975 được gọi là nội chiến là do chiến lược diễn biến hòa bình của CIA tạo ra mà thôi, nó gọi là nội chiến để xóa bỏ tính chính danh của cuộc chiến, làm nhân dân nghi ngờ dẫn đến xét lại. ví dụ đơn giản như chiến thắng phát xít đức giờ công đầu lại về tay người mỹ
Khoa Anh
Pratchett
James Bui
Câu trả lời là phải (nội chiến ) nhưng thật ra lại không phải-
Chiến tranh Việt Nam đã là một bãi chiến trường giữa hai khối (nhiều quốc gia) với hai tư tưởng chính trị: Cộng Sản (USSR & China) và tư bản chủ nghĩa (USA+ NATO)
USA đã thay thế Pháp và Nhật(sau WWII ) để chiếm đóng VN- nước ta có một vị trí chính trị và kinh tế hết sức quan trọng:
1- Ngăn ngừa làn sóng Cộng Sản từ USSR và China khỏi tràn lan sang khắp Đông va` Nam Á (theo suy nghĩ của Mỹ và NATO)
2- Biển Đông là con đường tắt chuyên chở giao thuơng từ USSR, CHina... cho dến kap A chau... Mã lai, Nam Dương, Ấn Độ...
Vì thế Hiệp định Geneve 1954 đã là điều thỏa thuận giữa hai khối chính trị: Nuoc ta VN chia đôi (Bắc thì theo CS còn Nam thì tư bản)
Phúc Thịnh
Theo tui, gọi nội chiến là đúng. Vì anh em một nhà không cùng tư tưởng hệ mà đánh nhau (Nếu chung hệ tư tưởng, thì Pháp & Mỹ làm sao có thể nhúng tay vào và tạo ra một thời kỳ đầy biến động của VN như vậy??? Ý tui là nếu cả 2 miền đều chung hệ tư tưởng, thì thời kỳ này đã không tồn tại rồi). Chính vì khác tư tưởng nhau nên mới có thằng khác bên ngoài khích cho đánh nhau.
Nhiều người sẽ phản biện rằng "ở Bắc không hề có sự tham gia quân sự trực tiếp (chỉ ở vai trò cố vấn như TQ, Liên Xô); mà chỉ có phía Mỹ tham gia ném bomb, đưa quân vào. Vậy thì đây rõ là Mỹ chứ không phải VN! Vậy là chống Mỹ rồi!!".
Nếu các bạn chối bỏ nguồn gốc của những con người miền Nam khác tư tưởng đó, nghĩa là các bạn đồng thời cũng cho rằng miền Nam không phải của VN và các bạn đang tự đưa mình vào "xâm lược". 2 từ "Giải phóng" chỉ dành cho những gì máu mủ ruột thịt thôi. Còn đằng này các bạn xem người ta là kẻ không cùng huyết thống, thì sao dùng 2 từ giải phóng đc.
Vì vậy, chỉ còn 1 cách là phải công nhận những người kia chính là máu mủ của mình. Và khi công nhận điều đó, thì quay trở lại luận điểm đầu tiên của tôi. Là nội chiến. Anh em tương tàn.