Cùng tìm hiểu về tôn giáo 'Lương', bạn hiểu thế nào về khái niệm này?
Khái niệm 'tôn giáo lương', hay 'đạo lương', là một khái niệm ít người biết đến. Tuy nhiên, đằng sau nó là cả một câu chuyện về vấn đề bài xích tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, có từ thời vua Minh Mạng thế kỷ 19.
(Ảnh: wordpress.com)
Các bạn đã biết đến khái niệm 'tôn giáo Lương' chưa?
Nguồn gốc của khái niệm hay tên gọi này xuất phát từ việc vào thế kỷ 19, khi các tôn giáo, các đạo có nguồn gốc phương Tây, điển hình là Thiên Chúa Giáo và Công Giáo, bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam. Do lo sợ người Tây phương sẽ lợi dụng tôn giáo như một hình thức để mua chuộc người dân trong nước, nên vua và các quần thần nước ta đã ra sắc lệnh cấm người dân trở thành con chiên của các đạo này. Họ dán nhãn cho Thiên Chúa Giáo là tà đạo.
Trong khi đó, những đạo, những tôn giáo vốn phổ biến ở Việt Nam và các nước phương Đông, như Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo, thờ tổ tiên ông bà, hoặc thờ các vị tướng lĩnh có công giải phóng dân tộc...được cho là chánh đạo. Và những người theo các chánh đạo này được gọi là 'lương dân' (tức người dân lương thiện). Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải thích của những người không theo Thiên Chúa Giáo hoặc Công Giáo.
(Ảnh: zing.vn)
Những người theo Công Giáo lại thường giải thích rằng chỉ có Công Giáo mới xứng đáng được gọi là một 'đạo'. Các tôn giáo hay hệ tư tưởng còn lại thì không thể được gọi là đạo. Thế nên người Công Giáo cũng gọi những người không thuộc Công Giáo là lương dân, nghĩa là những người 'ngoại đạo'.
Câu nói dân gian truyền miệng 'bên lương bên giáo' cũng bắt nguồn từ câu chuyện này.
Về vấn đề kết hôn với người khác đạo
Một trong những đề tài thường được tranh luận là việc những người thuộc 'tôn giáo lương' sẽ phải chuyển thành con chiên Công Giáo khi 2 người kết hôn, thay vì ngược lại, hoặc thay vì chấp nhận tất cả các tôn giáo mà đôi phu thê thuộc về.
Tuy nhiều người dựa vào việc này và cho rằng 'lương' và 'đạo' vốn dĩ không thể hòa hợp với nhau, nhưng theo cách giải thích của những người theo Thiên Chúa Giáo và Công Giáo, thì việc một người trở thành con chiên Thiên Chúa không có nghĩa là phải từ bỏ việc thờ cúng ông bà, tổ tiên mình. Thiên Chúa Giáo, Công Giáo, và cả Phật Giáo, chỉ đơn giản là không đồng tình với tục đốt vàng mã, vì họ quan niệm ông bà, tổ tiên chúng ta thực sự không cần đến những thứ như vậy.
(Ảnh: dkn.tv)
Ngoài ra, riêng với Công Giáo - tôn giáo vốn đặt tầm quan trọng của việc gìn giữ tôn ti trong gia đình trên hết và nghiêm cấm việc li dị - việc đôi phu thê cần phải trở thành các con chiên đơn giản là một hình thức bảo vệ các cặp vợ chồng khỏi việc li dị nhau. Bởi vì, một khi cả 2 người đều trở thành con chiên, họ sẽ phải tuân thủ các giới luật của Công Giáo về hôn nhân và li dị.
Thế nên mới nói rằng 'lương' và 'đạo' đúng là khác nhau, nhưng thật ra không đối nghịch nhau, như cách mà nhiều người thường hiểu lầm.
Các bạn đã biết về khái niệm 'tôn giáo lương' chưa? Theo bạn thì tại sao nhiều người không biết đến khái niệm này? Và bạn có ủng hộ vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng không?
(Nguồn bài viết:
Khi kết hôn, tại sao người Công Giáo cứ bắt người khác theo đạo? _ Ngọn Nến, 2018.
Câu hỏi của người bạn Lương dân: Người Công Giáo không thờ ông bà tổ tiên phải không? _ Anthony, 2010.
Bên Lương _ Francis Lương Minh Trí, 2013.)
đạo lương
,tôn giáo lương
,bên lương bên đạo
,văn hóa
Hầu hết những người xung quanh mình đều là đạo Lương
Đặng Nhật Minh
Hầu hết những người xung quanh mình đều là đạo Lương
Kai Yuan
Bên công giáo giới luật chặt chẽ hơn lương rất nhiều. Mình thấy rất nhiều người muốn lấy người công giáo thì buộc phải theo công giáo. Có thể đó là cách để một tôn giáo phát triển số giáo dân.
Nguyễn Hữu Hoài
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà không phải là tôn giáo. Một tôn giáo phải có giáo chủ và giáo lý. Nếu khiếm khuyết đi người sáng lập thì gọi là tín ngưỡng.