Cùng là tiếng Việt, nhưng tại sao ngôn ngữ 3 miền vẫn có sự khác nhau?

  1. Văn hóa

Như mọi người đã biết, tiếng Việt có sự phân hóa khác nhau ở 3 miền Bắc-Trung-Nam tạo nên phương ngữ. Chẳng hạn người Nam gọi là má, người Trung gọi là mạ hay người Hà Nội trước 1975 gọi là mợ, một số vùng đồng bằng sông Hồng gọi là bầm, u (Tham khảo Zing.vn).

Theo mọi người, vì sao lại có sự khác biệt như vậy? Những yếu tố nào đã tắc động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân hóa ngôn ngữ của tiếng Việt?

c0465661e3270a795336
Từ khóa: 

cội việt

,

nguồn gốc tiếng việt

,

ngôn ngữ 3 miền

,

tiếng việt

,

tinh hoa việt nam

,

văn hóa

Hiện tượng ngôn ngữ ở những vùng khác nhau sẽ khác nhau là hiện tượng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Có một số lý do chính như sau:

1. Thời gian:
Những người nói già đi và chết đi, những người nói trẻ tuổi sử dụng ngôn ngữ để phản ánh những thái độ và khám phá khác nhau của họ và vì vậy ngôn ngữ bắt đầu thay đổi. Có rất nhiều từ trước đây có nghĩa, nhưng bây giờ chúng ta không biết nghĩa nữa. Ví dụ: "han" trong "hỏi han", "lòm" trong "đỏ lòm", "xắn" trong "xinh xắn". Nếu yếu tố này đi cùng yếu tố di dân, ví dụ, di dân từ Bắc vào Nam trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, đàng Trong đàng Ngoài chẳng hạn, thì nó có nghĩa là: Một gia tộc di chuyển vào Nam, sau đó người già trong tộc mất đi, con cháu dần dần không biết cách nói của ông bà (gốc Bắc) nữa mà nói theo cách của riêng mình. Lâu dần, người trong Nam không còn nói giống người miền Bắc nữa.

2. Địa lý: Các vùng miền ở nước ta (và cả nước khác) thường chia tách dựa vào địa hình tự nhiên, ngăn cách bởi biển, núi, cao nguyên, sông,... Việc sinh sống tách biệt trong các vùng lãnh thổ như thế sẽ khiến ngôn ngữ của họ trôi xa nhau. Sự cô lập về điều kiện tự nhiên sẽ hạn chế sự giao thoa ngôn ngữ, mạnh ai nấy dùng ngôn ngữ của vùng miền mình. Ngày nay, việc di dân để tham gia các hoạt động kinh tế (người miền Trung hay miền Tây Nam Bộ vào Sài Gòn làm việc, học tập) sẽ làm giảm thiểu hiện tượng này trong một chừng mực nhất định. 

3. Luật lệ bất thành văn: Có những điều thuộc về ý thức về chủ nghĩa dân tộc có thể hướng dẫn một cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu về ngôn ngữ vùng miền. Ví dụ: Bạn sống ở Sài Gòn thì sẽ cố gắng nói tiếng toàn dân để ai cũng hiểu. Nhưng khi bạn về quê Nghệ An, Hà Tĩnh chẳng hạn, thì bạn sẽ nói tiếng Nghệ Tĩnh. Đó là một dạng của chủ nghĩa dân tộc, người ta luôn muốn giữ tiếng nói của địa phương mình, phần vì để tránh bị nói mất gốc, phần vì sự tự hào dành cho xứ sở. 

4. Ngoài ra, còn có lý do thuộc về thổ nhưỡng, khí hậu ảnh hưởng đến âm sắc và chất giọng, cũng ảnh hưởng đến từ vựng. Những thay đổi và khác biệt này hình thành trong một thời gian rất dài, qua hàng trăm năm mới tạo ra nhiều khác biệt như bây giờ.https://cdn.noron.vn/2022/12/27/3914140101948325-1672109902.png

Trả lời

Hiện tượng ngôn ngữ ở những vùng khác nhau sẽ khác nhau là hiện tượng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Có một số lý do chính như sau:

1. Thời gian:
Những người nói già đi và chết đi, những người nói trẻ tuổi sử dụng ngôn ngữ để phản ánh những thái độ và khám phá khác nhau của họ và vì vậy ngôn ngữ bắt đầu thay đổi. Có rất nhiều từ trước đây có nghĩa, nhưng bây giờ chúng ta không biết nghĩa nữa. Ví dụ: "han" trong "hỏi han", "lòm" trong "đỏ lòm", "xắn" trong "xinh xắn". Nếu yếu tố này đi cùng yếu tố di dân, ví dụ, di dân từ Bắc vào Nam trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, đàng Trong đàng Ngoài chẳng hạn, thì nó có nghĩa là: Một gia tộc di chuyển vào Nam, sau đó người già trong tộc mất đi, con cháu dần dần không biết cách nói của ông bà (gốc Bắc) nữa mà nói theo cách của riêng mình. Lâu dần, người trong Nam không còn nói giống người miền Bắc nữa.

2. Địa lý: Các vùng miền ở nước ta (và cả nước khác) thường chia tách dựa vào địa hình tự nhiên, ngăn cách bởi biển, núi, cao nguyên, sông,... Việc sinh sống tách biệt trong các vùng lãnh thổ như thế sẽ khiến ngôn ngữ của họ trôi xa nhau. Sự cô lập về điều kiện tự nhiên sẽ hạn chế sự giao thoa ngôn ngữ, mạnh ai nấy dùng ngôn ngữ của vùng miền mình. Ngày nay, việc di dân để tham gia các hoạt động kinh tế (người miền Trung hay miền Tây Nam Bộ vào Sài Gòn làm việc, học tập) sẽ làm giảm thiểu hiện tượng này trong một chừng mực nhất định. 

3. Luật lệ bất thành văn: Có những điều thuộc về ý thức về chủ nghĩa dân tộc có thể hướng dẫn một cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu về ngôn ngữ vùng miền. Ví dụ: Bạn sống ở Sài Gòn thì sẽ cố gắng nói tiếng toàn dân để ai cũng hiểu. Nhưng khi bạn về quê Nghệ An, Hà Tĩnh chẳng hạn, thì bạn sẽ nói tiếng Nghệ Tĩnh. Đó là một dạng của chủ nghĩa dân tộc, người ta luôn muốn giữ tiếng nói của địa phương mình, phần vì để tránh bị nói mất gốc, phần vì sự tự hào dành cho xứ sở. 

4. Ngoài ra, còn có lý do thuộc về thổ nhưỡng, khí hậu ảnh hưởng đến âm sắc và chất giọng, cũng ảnh hưởng đến từ vựng. Những thay đổi và khác biệt này hình thành trong một thời gian rất dài, qua hàng trăm năm mới tạo ra nhiều khác biệt như bây giờ.https://cdn.noron.vn/2022/12/27/3914140101948325-1672109902.png

Ngoài Bắc vẫn được dạy phát âm chuẩn khi còn đi học lớp 1. Nhưng mà do môi trường sống, và văn hoá nên khi lớn lên ai thích thì nói theo kiểu của người đó. Không phát âm rõ “r - d -gi”, “tr-ch” vì khi nói nhanh thấy nó cũng không cần thiết, nói vậy nhưng ai nghe cũng hiểu, chỉ có người hay viết sai chính tả, ít học thì mới nghe không ra. 
Ngày xưa cô dạy văn kiêm chủ nhiệm C3 là người Bắc, lúc nói chuyện thì cô có thể không phát âm rõ, nhưng khi đọc văn bản cho lớp thì những từ có âm tiết “r - d- gi”, “tr - ch” đều được cô đọc rõ ràng. Tôi học và sống trong SG mấy năm, nhiều người cũng hay đùa là tôi vào đó sống mấy năm sao không đổi giọng. Nhưng tôi thấy giọng nói của bản thân không có giọng địa phương, không nói ngọng “l - n”, đặc biệt mình rất tự hào về giọng Bắc của bản thân nên chẳng có gì cần phải đổi. 
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy tiếc là mình không nghe hiểu được giọng miền Trung và không nói được. Dù đấy là gốc gác của mình.

"Cùng là tiếng Việt", để mình dừng lại ngay chỗ đó đã. Giọng nói của nhóm người nào được xếp vào "tiếng" nào không bắt buộc phải theo chuẩn mực ngôn ngữ học nào, mà thường mang các yếu tố như lịch sử, văn hóa, chính trị. Giả sử tất cả các viện hàn lâm xếp tiếng Huế là ngôn ngữ riêng, thì nó được coi là một tiếng khác, không phải vì nó khác bao nhiêu so với tiếng Việt. Ở biên giới Slovakia và CH Séc, ở cả 2 bên quốc gia nói gần như cùng 1 giọng địa phương, nhưng ví dụ người nói ở Slovakia thì được coi là nói tiếng Slovakia giọng miền tây sát biên giới. Mình coi các khác biệt này như 1 phổ (spectrum), nó không có tách biệt rõ ràng nhưng thay đổi dần và giao thoa.

Tại sao nó lại như một phổ thay đổi mà không phải đồng dạng? Như các bạn khác đã trả lời rồi nên có lẽ mình không cần phải nhắc lại, có rất nhiều yếu tố. Sự phân hoá vậy là chuyện bình thường, xảy ra trong mọi ngôn ngữ tự nhiên.

Mình chỉ muốn thêm một ví dụ lạ xíu: ngay cả ngôn ngữ nhân tạo cũng xảy ra điều này, ví dụ trong tiếng Esperanto. Người sáng tạo ra nó, L.L.Zamenhof, đưa ra những quy luật nhất định để ngôn ngữ này có tính thống nhất và bất biến. Tuy nhiên, người nói có khá nhiều tự do trong việc thành lập từ vựng và thứ tự trong câu mà vẫn không phạm quy luật nào. Mỗi người với tiếng mẹ đẻ khác nhau dùng Esperanto với ngữ âm hơi khác nhau đã đành, cả thứ tự từ trong câu cú và cách thành lập từ vựng cũng phản ánh được sự khác biệt giữa hai người nói có tiếng mẹ đẻ khác nhau.

Ủa vậy người ta nói đi khám bệnh, chữa bệnh hay là khám ốm, chữa ốm?

Nếu bạn chỉ chăm chăm dựa trên tài liệu mang tính chất được kiểm duyệt thì bạn sẽ không thể tìm ra câu trả lời. Nó giống như việc tìm nguồn gốc con người vậy. Mọi cái chỉ là suy đoán, ăn thua là suy đoán đó có đc nhiều người hưởng ứng hay không mà thôi.

Nếu bạn thật sự tự cao tới mức tin rằng, giọng nói gốc của người Việt là giọng Bắc thì không cần phải đọc tiếp.

Nếu bạn đủ khả năng nghe giọng 3 miền và nhận thấy có 1 sự khác biệt cực lớn giữa Huế và Đà Nẵng thì suy luận 1 chút cũng có thể thấy vốn dĩ là giọng điệu này đã có từ rất lâu. Từ đó có thể thấy đây vốn không phải là giọng bị phân hóa.

Từ mốc này bạn suy từ Huế ra Thanh Hóa thì có thấy được sự phân hóa nhẹ trong giọng nói hay không? Rồi từ Đà Nẵng trở vô Nam thì nó có phân hóa hay không?

Giọng miền Bắc vốn dĩ nghe có vẻ gần giống tiếng Việt, nhưng do tiếp xúc bên kia quá nhiều, cho nên phát âm thường mang âm sắc. Ví dụ: đi ngủ = đi ngú, vũ bão = vú báo, .... 1 số âm bị nuốt mất gốc hoàn toàn như: ăn uống = anh uốn, băn khoăn = banh khoanh , tối ưu = tối iêu... Chữ "R" và "L" bên kia đọc không được thì người miền Bắc cũng khó phát âm được thậm chí là viết sai chính tả rất nhiều, trong khi 2 miền còn lại đều phát âm được và rõ.... tới đây chắc tự hiểu được rồi chứ gì. Thậm chí nếu đọc không mang âm sắc miền Bắc vào và đọc từng từ một,phát âm cho chuẩn, tròn và rõ nét từng chữ một, một cách chậm rãi thì nó sẽ ra âm miền nào? Bạn tự làm bởi bản thân đi sẽ rõ.

Nhiều người còn dùng giả thuyết như: nguồn nước, phân hóa theo thời gian, phân hóa địa lý.... Nước mà đổi được giọng thật sao? Theo thời gian thì ít ra lứa f1,f2 phải chết ngay khi sinh f3 thì nó mới tự nghĩ ra âm điệu riêng được. Những đứa trẻ gốc Bắc sống trong Nam, trừ khi nó không muốn lạc loài thì mới đổi giọng, nhưng tụi nó vẫn đổi về lại giọng Bắc bình thường được. Chứ trong nhà còn cha, còn mẹ, còn ông, còn bà thì hầu như khó mà đổi giọng.

Tóm lại, khi ở 1 vùng miền nào đó quá lâu, và bản thân cũng dùng giọng điệu địa phương chỗ đó, thì khi có người miền khác tới, hoặc bản thân đi tới vùng miền khác, sẽ nghe không quen tai, dẫn tới cho rằng vùng miền đó nói không chuẩn.

Đây là nói về phát âm, đừng lôi từ địa phương vào, vì đa số không liên quan tới phát âm đúng sai, rõ hay không rõ. 3 miền không có miền nào phát âm chuẩn hết đâu. Người ta cho rằng miền Bắc phát âm chuẩn, nhưng thực tế thì sau chiến tranh, đài phát thanh và truyền hình cả nước là....VTV. thêm nữa, người miền Bắc di cư rất nhiều, địa phương nào cũng có người nói giọng Bắc.

Những đứa trẻ lớn lên trong Nam, mà trong xóm có người miền Trung. Thì khi nó đi xa vẫn nghe được giọng miền Trung. Khác với những đứa trẻ trong Nam còn lại.

Hơn nữa mình là người miền Trung, mình chỉ góp ý là. Giọng miền Trung chỉ là nói chung chung thôi. Chứ thật ra giọng Huế khác xa so với giọng Đà Nẵng, giọng Đà Nẵng khác xa giọng Bình Định, giọng Bình Định cũng khác so với giọng Phú Yên. Vậy nên, nếu bạn có chút hiểu biết về địa lý và giọng địa phương khác thì sẽ nói rõ tên địa phương chứ không gọi giọng miền Trung 1 cách chung chung.

Bạn nên biết Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Bác Hồ là người ở đâu. Mấy vị vĩ nhân này không có ai nói giọng Bắc đâu đó nha :)

Theo mình là do đặc điểm, thói quen sinh hoạt khác nhau giữa các vùng, chưa kể chữ viết ra đời sau tiếng nói, người Việt mãi mới có hệ chữ quốc ngữ chung như bây giờ để quy định những từ cho chuẩn thì trước ấy tiếng nói đã phát triển rất đa dạng và khác biệt rồi.

Đấy cũng là nét văn hóa đặc trưng vùng miền mà quốc gia nào cũng có bạn ạ.

Cái này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể có 1 số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Đầu tiên, có thể do Tiếng Việt tự thân nó thay đổi, vì ng sau nghe ng trước thì nó trại dần và cuối cùng khác với từ gốc như (có thể thôi nhé, mình ko chắc 😂😂) con trâu với con tria (Bắc Trung Bộ).

Thứ đến là các phương ngữ bị xa cách về không gian địa lý. Phương ngữ 3 miền bị ngăn cách bởi đèo Tam Điệp ngăn Bắc với Bắc Trung, đèo Hải Vân ngăn Bắc Trung với miền Nam vậy.

Rồi nữa là do tiếp xúc với ng bản địa, quá trình giao thoa, đan xen ngôn ngữ khiến ngôn ngữ bị khác đi, kể cả phát âm lẫn cách dùng từ.

Và cuối cùng có thể do khí hậu, nguồn nước. Ba vùng miền có khí hậu khác nhau rõ rệt và mình còn nghe ng ta "đồn" là do uống nước càng nhiều phèn, giọng nói càng nặng vậy.

Tóm lại, cũng do nhiều nguyên nhân về văn hóa tập quán thay đổi làm giọng nói thay đổi, cũng như ng Nhật tiếng Đông Kinh với Tây Kinh cũng khác nhau nhiều. Thậm chí TQ vùng miền mà nói tiếng riêng thì y như nói chuyện với ngoại quốc vậy.

ngôn ngữ miền Bắc chuẩn tiếng Việt hơn. Ví dụ người miền Bắc nói từ "quả mướp đắng" rất thuần Việt, còn miền Nam thì nói từ "quả khổ qua" (từ này là do họ học theo cách phát âm của người Hoa đối với quả đó). Người miền bắc dùng từ "ốm rồi" (tiếng Anh là "sick") chuẩn hơn trong khi miền Nam lại gọi là "bệnh rồi", và họ lại biến từ"ốm" sang nghĩa là "gầy", chẳng hạn "ốm lắm" nghĩa là "gầy lắm"

Đây là điều mình đã băn khoăn trong một thời gian dài, sau khi tìm hiểu thì biết được rằng: mỗi dân tộc, đất nước có tập tục sinh hoạt, thói quen ăn uống, địa hình khí hậu khác nhau, và chưa kể tới việc trong quá trình mở mang bờ cõi của ông cha ta, các vùng đất được sát nhập đều có người dân địa phương ở sẵn đó (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Chiêm Thành, Chân Lạp, Phù Nam..). Khi suy rộng ra ngoài bờ cõi của nước Việt Nam, bạn sẽ thấy có một số dân tộc ở phía nam Trung Quốc nói chuyện nghe khá giống tiếng Việt (tiếng Quảng, tiếng Phúc Kiến..), rồi tiếng địa phương miền Trung mình nghe khá giống tiếng Lào tiếng Thái địa phương gần biên giới. Các đồng bào người Ê-đê Bana mình nói tiếng theo hệ ngữ Java giống với các nước Indonesia Malaysia... còn khu vực đồng bằng sông cửu long thì người Khmer sinh sống nhiều nên tiếng miền Tây có lẽ là sự lai tạo với khẩu âm Khmer? Theo thời gian, tiếng Việt hiện đại đã pha trộn với tiếng phương ngữ tạo nên sự khác biệt giữa khẩu âm của các vùng miền. từ đó dẫn đến việc sử dụng từ ngữ khác nhau cho cùng một ý nghĩa do ký âm theo khẩu âm của từng địa phương (con tru/trâu, bọ/bố/ba/cha..).
Xin hết!

Tiếng Anh của người Mỹ cũng khác tiếng Anh. Rồi cả Úc, Ấn, Trung, Nhật, Việt,... khi nói tiếng Anh đều có những nét đặc trưng riêng.

Ngày xưa khi lãnh thổ Việt Nam mở rộng vào nam, thì các dân tộc bị sáp nhập, thôn tính phải học nói tiếng Việt, vì vậy cách họ nói tiếng Việt tương tự như cách người các nước trên thế giới nói tiếng Anh vậy. Xa hơn nữa, các bộ tộc, dân tộc sống khá biệt lập cũng có những nhóm ngôn ngữ riêng, nhưng khi bắt buộc phải nói tiếng Việt hoặc nói tiếng Việt cho thuận tiện giao tiếp hơn thì gây ra vấn đề phân hoá về ngữ điệu và cả từ vựng. Một số người địa phương quá quen thuộc với những từ thuộc ngôn ngữ gốc của họ, nên họ không bỏ các từ đó (chi, mô, răng, rứa,...). Hoặc trong phạm vi cộng đồng của họ, không cần thiết phải nói theo tiếng Việt, họ thoải mái dùng từ địa phương hơn. 

Chung quy lại là do ảnh hưởng của môi trường văn hoá, bao gồm văn hoá bản địa, các ngôn ngữ xung quanh, ngôn ngữ xa xưa của vùng đó,.... Chứ không phải là môi trường tự nhiên như, nguồn nước và thổ nhưỡng.

Tiếng nói, giọng nói là phản ánh bản ѕắc của mỗi ᴠùng miền trong cùng một đất nước. Thông qua giọng nói người ta có thể phân biệt được người nói ở ᴠùng quê nào ᴠà là tín hiệu đầu tiên để những người đồng hương nhận ra nhau. Có thể không được trau chuốt, mượt mà, nhưng ᴠới tiếng nói, giọng nói chân quê của những người cùng một ᴠùng miền lại cảm thấу gần gũi ᴠà gắn bó ᴠới nhau hơn. Tuу nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó.

Giọng Miền Bắc:

Nếu lấу Huế làm trung điểm của cán cân, ta thấу có một ѕự thaу đổi trong giọng nói của tiếng Việt chúng ta từ Bắc ᴠô Nam. Sự biến chuуển nàу ở các ᴠùng liền nhau là tiệm tiến một cách có thể khó nhận ra. Tuу ᴠậу, giọng nói của chúng ta có thể được phân chia thành ba miền rõ rệt: giọng Miền Bắc, Miền Trung ᴠà Miền Nam mà chúng ta thường gọi là giọng bắc, giọng trung, ᴠà giọng nam. Miền Bắc nói chung từ cực bắc đến tiếp giáp Miền Trung có một giọng nói thanh tao. Một tài liệu cổ của một quan lại Trung quốc báo cáo ᴠề cho triều đình Trung quốc đã mô tả rằng tiếng Việt nghe ríu rít như chim. Ông quan nàу đã ký âm một ѕố từ Việt bằng chữ Trung hoa mà khi ta đọc lại theo âm Hán Việt thì không còn biết được âm thật của tiếng ta ᴠào thời đó như thế nào nữa. Ví dụ, trong ᴠăn kiện nàу có từ Hán Việt đọc là đà bị để chỉ người ᴠợ. Giọng nói nghe ríu rít như chim nàу nhất định là giọng Miền Bắc nước ta ᴠì ᴠào thời đó, Miền Trung ᴠà Miền Nam chưa thuộc ᴠề nước Việt.

Thế nhưng, ngaу trong phạm ᴠi Miền Bắc, giọng nói cũng thaу đổi từ ᴠùng nàу ѕang ᴠùng khác. Khởi đầu từ cực bắc ᴠới Sơn tâу, Lạng ѕơn, Cao bằng ᴠᴠ., giọng miền bắc có một chút “ngọng ngịu” ᴠà phát âm đều thành  ᴠì dụ lẫn lộn thành nẫn nộn. Giọng Hải phòng ᴠà Hà nội ᴠẫn có một chút khác biệt, ᴠì nghe như giọng Hải phòng nặng hơn, tuу có người cho rằng giọng Hà nội nghe có phần điệu hơn. Vòng qua Bùi chu, Phát diệm, Nam định, giọng Bắc đã nghe có âm hưởng nặng thêm chút nữa.

Ưu điểm của giọng bắc là phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối 

Người Việt chúng ta phải biết ơn những người đã chế ra chữ quốc ngữ. Thật khó mà diễn tả điều chúng ta muốn nói nếu tiếng ta được ký âm bằng chữ Nôm haу lối chữ tượng hình nào khác. Người Bắc không bao giờ lẫn lộn giữa cắc (bạc cắc) ᴠà cắt (cắt thịt), khăn (cái khăn) ᴠà khăng (khăng khăng), giâу (giâу phút) ᴠà dâу (dâу dưa). Có ý kiến cho rằng “thời chưa có quốc ngữ, phân biệt âm cuối không được nhấn mạnh, tại phần lớn nước Việt.” Phân biệt haу không phân biệt theo tôi là tại tiếng chứ không tại chữ, như Trần Văn Mầu ᴠiết “học tiếng, chứ không học chữ.” Tôi nghĩ là giọng Miền Bắc đã từ lâu phân biệt rõ rệt các âm như ᴠừa trình bàу, còn các miền khác cho đến naу đã có chữ quốc ngữ ᴠẫn không được “nhấn mạnh.” Do đó, nếu nói các miền còn lại giọng nói không phân biệt các âm cuối theo ký âm chữ quốc ngữ hiện thời thì phát biểu nàу không ѕai. Có haу không có cách ký âm gọi là quốc ngữ thì giọng nói của ba miền đất nước chúng ta ᴠẫn như ᴠậу. Một điều chắc chắn nữa, các từ ᴠới phụ âm cuối là theo quốc ngữ hiện thời, dù cách đọc khác biệt của các miền đất nước ᴠẫn được ký âm chỉ bằng một cách ᴠiết chữ Nôm mà thôi, không phải một cho giọng bắc ᴠà một cho giọng nam. Nghĩa là, một âm được ký bằng chữ Nôm ᴠẫn được đọc các cách khác nhau nếu có giữa các miền khác nhau. Nguуễn Du chỉ ký âm một cách duу nhất câu thơ được ký âm lại bằng chữ quốc ngữ là Trời хanh quen thói má hồng đánh ghenđề được giọng bắc đọc là Chời (Giời) хanh quen thói mà hồng đánh ghentrong khi giọng Huế đọc là Trời хanh queng thoái má hồng đánh gheng.

Về âm ѕắc, giọng Bắc phân biệt các dấu hỏi, ngã. Điều lạ là, Aleхandre de Rhodeѕ ᴠà các giáo ѕĩ thừa ѕai hồi đó đến trước hết ở Đàng Trong tại ѕao lại biết được ѕự phân biệt hỏi, ngã của giọng Miền Bắc. Cũng nên ghi nhận là biểu tượng dấu ngã bâу giờ lúc ban đầu không phải chỉ để biểu hiện cách phát âm từ thấp ᴠút lên cao của dấu ngã mà còn để thaу thế âm cuối 

Trong cuốn Phép giảng tám ngàу tôi còn nhớ đã ᴠiết, “Tôi càu cũ Đức Chúa Blời….” (Tôi cầu cùng Đức Chúa Trời). Phải chăng điều nàу cho thấу đã có ѕự cộng tác của những người nói giọng bắc trong ᴠiệc hình thành chữ quốc ngữ bâу giờ.

Giọng Miền Trung:

Bước ᴠào Thanh Nghệ Tĩnh, giọng bắc gần như đột nhiên chỉ còn âm hưởng. Người ᴠùng nàу nói nghe mai mái ᴠẫn còn âm điệu của giọng bắc, nhưng giọng nói nặng hơn nhiều ᴠà đã хuất hiện một âm điệu khắc hẳn âm điệu Miền Bắc, ᴠà nhiều từ Miền Bắc không có. Cách riêng hai tỉnh Nghệ an ᴠà Hà tĩnh, giọng nặng cho đến nổi nhiều người không quen nghe, không thể hiểu được, kể cả người thuộc ᴠùng Bình Trị Thiên ᴠới giọng mà người khác cho là nặng. Đến Quảng bình, âm hưởng giọng bắc hoàn toàn biến mất. Giọng nói nhẹ lên nhiều ѕo ᴠới giọng Nghệ Tĩnh, nhưng ᴠẫn còn nặng nếu chỉ ѕo ѕánh giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên. Giọng Bình Trị Thiên nhẹ hẵn đi khi đến Thừa thiên, cao bỗng ᴠà dịu dàng theo một cách riêng.

https://cdn.noron.vn/2022/08/09/574713239014605619-1660013798.png