Cửa hàng tạp hóa sẽ đi về đâu trước "bão" cửa hàng tiện lợi đổ bộ?
Không chỉ 7Eleven vào Việt Nam tầm năm ngoái sau Circle K, Bs Mart, Family Mart, Ministop và sự xuất hiện của GS25- chuỗi cửa hàng tiện lợi số 1 Hàn Quốc lần đầu tiên vào ngày 19/1 sắp tới.
marketing
Hiện các chuỗi tiện lợi cũng chỉ "đổ bộ" tới các thành phố lớn hoặc các thành phố du lịch là chính.
Bản chất các cửa hàng tạp hóa, với quy mô nhỏ - dạng kinh doanh cá thể thường hình thành để đáp ứng nhu cầu của một quầ thể nhỏ dân cư (khu tập thể, thôn/ xóm/ đường...) Theo ch nghĩ trong khoảng 5-7 năm nữa thì các cửa hàng này vẫn sống tốt; dù là ở thành phố lớn; vì nó vẫn giải quyết đc 1 ngách nhu cầu cụ thể; có thể ở thành phố thì nó sẽ biến thể thành những kiểu khác 1 chút chứ k phải cửa hàng / sạp tạp hóa như trc đây (vdu biến thành online chẳng hạn) . Nếu để ý thì ở các chung cư, các group các mô hình cửa hàng dạng này/ bán đủ thứ/ ship tận nhà đang rất thịnh hình. Nó có thể là 1 dạng cửa hàng tạp hóa :D
Hường Hoàng
Hiện các chuỗi tiện lợi cũng chỉ "đổ bộ" tới các thành phố lớn hoặc các thành phố du lịch là chính.
Bản chất các cửa hàng tạp hóa, với quy mô nhỏ - dạng kinh doanh cá thể thường hình thành để đáp ứng nhu cầu của một quầ thể nhỏ dân cư (khu tập thể, thôn/ xóm/ đường...) Theo ch nghĩ trong khoảng 5-7 năm nữa thì các cửa hàng này vẫn sống tốt; dù là ở thành phố lớn; vì nó vẫn giải quyết đc 1 ngách nhu cầu cụ thể; có thể ở thành phố thì nó sẽ biến thể thành những kiểu khác 1 chút chứ k phải cửa hàng / sạp tạp hóa như trc đây (vdu biến thành online chẳng hạn) . Nếu để ý thì ở các chung cư, các group các mô hình cửa hàng dạng này/ bán đủ thứ/ ship tận nhà đang rất thịnh hình. Nó có thể là 1 dạng cửa hàng tạp hóa :D
Nguyễn Mai Hoàng
Từ cuộc sống của e và gia đình e, e thấy là các tiệm tạp hóa nói riêng và các loại hình buôn bán nhỏ lẻ nói chung, cần phải thay đổi và vận động rất nhiều để thích nghi với thời buổi này:
Nhà e (cuối đường Lê Trọng Tấn - Bình Tân - HCM) gần 1 cái chợ, cái chợ này họp giữa đường. Cách đây 5 năm thì phường đầu tư xây 1 cái chợ lồng ngay đó để tập hợp người buôn bán vào đó bán, nhưng vì rất nhiều lý do mà mọi người đều không chịu thuê sạp ở nhà lồng đó. Cho đến đến bây giờ thì các chợ này vẫn họp ngoài đường (nguyên dân chính dẫn đến tắc đường ở khu nhà e).
Cách đây 1 năm Bách Hóa Xanh (BHX) mở 1 cửa hàng ngay cạnh cái chợ đó, bây giờ thì nhà e và các bà hàng xóm đa số đều ưu tiên mua đồ từ BHX. E thấy là ở cái xóm nhà e văn hóa truyền miệng rất mạnh, bà này nói bà kia, bà kia lại nói với bà khác, thêm một điều bổ trợ nữa là cái quán cafe duy nhất ở khu e (nơi tụ hội chém gió của cả khu phố) sáng nào cũng mở thời sự loa to đùng cả xóm đều nghe, mà các thông tin về thực phẩm bẩn hay gì đó thì lại rất được quan tâm. Cộng thêm cái bài truyền thông rồi khuyến mại của BHX thì rất hấp dẫn. Dần dần ngày qua ngày mọi người ở đây đều mặc định trong đầu là, muốn mua đồ sạch, rẻ thì đến BHX.
Thành ra e thấy văn hóa đóng vai trò rất lớn ở Việt Nam, ai nắm được văn hóa sẽ có thể thay đổi văn hóa, và chưa chắc mấy tiệm tạp hóa đang có sẵn khách hàng (những người có văn hóa mua hàng theo cách "truyền thống") có thể giữ được khách hàng của mình trong thời buổi này.
Tống Hồ Trà Linh
Mình thì không nghĩ các cửa hàng tạp hoá sẽ biến mất. Có thể những cửa hàng dạng này sẽ ít dần, nhưng biến mất hoàn toàn thì mình nghĩ là không. Điều kiện của cửa hàng tiện lợi là đầy đủ và tiện lợi. Nhưng cửa hàng tiện lợi không thể mở trong những hẻm dân cư nhỏ, hẹp. Thành phố dù lớn đến đâu nhưng sẽ có những góc bình dân, những góc người ta cần là cần sự gần gũi, quen thuộc.
Cửa hàng tạp hoá trong hẻm nhà mình họ chả cần mở rộng, họ cứ bán bình thường như thế cho những người hàng xóm, người dân thân thuộc trong con hẻm đó. Mình là một người trẻ, ngay đầu hẻm, bên kia đường là Family Mart to đùng nhưng cũng chẳng bao giờ bước ra tận đó mà mua, toàn mua ở cô tạp hoá gần nhà mỗi khi cần nước ngọt, đồ ăn vặt, vừa nhanh gọn mà lại được cô hỏi thăm vài câu, có khi được bớt 1, 2 nghìn. Ở ngoài cửa hàng tiện lợi làm gì có chuyện đó?
Trần Bách
mình có đọc hay xem đâu đó cảnh cửa hàng tạp hóa phải mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn hơn so với cửa hàng tiện lợi để bù lượng khách mất đi. Hiện tại thì tạp hóa vẫn có khách hàng trung niên hoặc người già, những người đã rất thân quen và không muốn thay đổi vẫn tới, còn người trẻ thì thích cửa hàng tiện lợi vì nó tiện, bắt mắt, mát mẻ và trẻ trung. Về sau này khi thế hệ khách quen qua đi có thể tạp hóa sẽ giảm dần và cũng có thể là mất hẳn trừ khi cửa hàng tạp hóa thay đổi để thích nghi
Thai Lam
sớm muộn thì tạp hoá ở các thành phố lớn sẽ dần biến mất, càng trung tâm, càng phát triển thì retail càng bị mất đi, mà tạp hoá là kiểu sơ khai nhất của retail.
Viễn cảnh thường gặp của mega cities là đường phố chỉ có nhà, cửa hàng ăn uống, trung tâm thương mại hoặc các toà nhà văn phòng, và cửa hàng tiện lợi
Minh Q. Hoang
- Chưa biết thế nào nhưng ở Đà Nẵng thì mình tìm mỏi mắt ko ra cửa hàng tiện lợi nào ngoài VinMart+ , mà mình thì rất ko thích Vinmart :D
- Tạp hóa vẫn có lợi thế nhất định, ví như mình mua nước đá thì vẫn mua ở tạp hóa vì rẻ hơn và có cơ hội trò chuyện tí tí với mấy bác bán hàng, nên cảm quan cá nhân là vẫn thấy ấm áp hơn hehe
Người ẩn danh
Đi vào ngõ, đi về quê.