CTCP Thành Thành Công Biên Hòa: Điểm qua vài ý

  1. Đầu tư & Tài chính

Nguyên nhân tiêu cực

  • Rớt giá đường, biên LNG giảm
  • Đường lậu của thái lan cạnh tranh
  • Năng suất và chữ đường (độ % lượng đường trong nước mía ép ra) thấp
  • Thiếu niềm tin vững chắc từ người nông dân vào ngành mặc dù DN vẫn đang phải hỗ trợ (tiền mua mía, nghiên cứu giống, chia sẻ lợi nhuận,…). Khó vận động cơ giới hóa.
  • DN vẫn đang còn trong giai đoạn đầu tư, cắt giảm.

– Đường lậu không chịu thuế VAT 5% và thuế TNDN 20%. Doanh nghiệp đường trong nước không thể cạnh tranh giá thành.

– Ngành đường Thái Lan được chính phủ hậu thuẫn mạnh (giống, phân bón, thủy lợi, các công cụ điều tiết thị trường). Hiện Thái Lan sản xuất 13 triệu tấn đường và đến 80% là xuất khẩu, phần nhiều xuất sang VN.

Tin tức

  • Vài tháng nữa Việt Nam sẽ xóa hạn ngạch nhập khẩu đường theo cam kết ATIGA (Hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế trực tiếp về số lượng một số hàng hóa được nhập khẩu vào một nước). – Tin không tốt

– Indonesia và Phillipines, họ cũng thực thi cam kết ATIGA, xóa hàng rào thuế quan nhưng thiết lập hàng loạt hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành đường nội địa.

– Tuy nhiên điều này cũng khiến các DN đường quy mô nhỏ, nhà máy công suất thấp (dưới 3.000 tấn/ngày) gặp khó khăn, nói thẳng ra là giúp SBT bớt cạnh tranh.

  • Vừa qua, DEG – một trong những Tổ chức Tài chính phát triển tên tuổi của Châu Âu do Chính phủ Đức sở hữu, đã tham gia đầu tư chiến lược vào TTC Sugar 649 tỷ đồng dưới dạng cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi. (!)

– Cần đánh giá kỹ hơn tác động trong dài hạn của việc đầu tư này.

Thông tin doanh nghiệp

  • DN nắm hơn 30% thị phần nội địa
  • Năm 2017, sáp nhập BHS & SBT nhằm tăng công suất, tăng nhà máy và cải thiện khâu nguyên liệu giúp giảm giá bán. Nhưng vẫn chưa đủ để cạnh tranh với đường nhập lậu.
  • Về vùng nguyên liệu, nhà máy của SBT trải khắp các tỉnh thành trong nước và khu vực Đông Dương. Phối hợp với nông dân cơ giới hóa, giống, sử dụng phân hữu cơ. Canh tác đồng mía lớn. Hiện DN đang có 3 vùng nguyên liệu lớn ở Gia Lai, Tây Ninh, Ninh Hòa (Khánh Hòa).
  • Về sản xuất, vẫn liên tục cắt giảm chi phí. Có đủ các tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

Chiến lược của BLĐ

  • Cắt giảm và đầu tư:

– Chuyển hướng tập trung sản xuất đường organic (có giá trị xuất khẩu cao gấp 3 lần đường tinh luyện thông thường). Tại thị trường Lào, hiện DN đang có 7.500 ha và đang xin thêm 8.000 ha bên Lào và đang trong quá trình cơ giới hóa. Lào nhận ưu đãi thuế quan khi xuất sang châu Âu.

– Lý do không làm đường organic tại VN là do điều kiện không phù hợp cho khâu trồng mía. Nói chung sản xuất đường organic là một thị trường có triển vọng song tiếc là VN không thuận lợi cho việc đó (phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất lượng không khí & nguồn nước). Việc sản xuất đường organic chỉ có thể làm được ở VN khi người dân thay đổi thói quen canh tác và DN đầu tư mạnh vào kỹ thuật song cần rất nhiều thời gian để làm được điều đó.

Về tài chính

  • Chính sách giao hàng trước trả tiền sau cho khách hàng tạo nên rủi ro công nợ.
  • Mô hình sản xuất chiếm dụng vốn
  • Do đặc thù kinh doanh ngành đường và đang trong giai đoạn đầu tư nên hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng cao. Nhu cầu vốn lưu động lớn.

Khác

  • DN gia đình, bà My là con gái bà Ngọc mới mua vào 30.000.000 cp.
  • Giá đường thế giới chạm đáy 7 năm. Đây là năm thứ 3 chu kỳ khó khăn ngành đường

#SBT

Từ khóa: 

sbt

,

cổ phiếu

,

đầu tư & tài chính

https://minhtran.blog/phan-tich-co-phieu/ctcp-thanh-thanh-cong-bien-hoa-diem-qua-vai-y
Trả lời
https://minhtran.blog/phan-tich-co-phieu/ctcp-thanh-thanh-cong-bien-hoa-diem-qua-vai-y