Coronavirut - khủng hoảng kinh tế - ai có lợi ích nhất?
Tất cả đều đã lo sợ một cuộc suy thoái toàn cầu - Ngoại trừ Trung Quốc khi ngay trong tâm dịch, ngài Tập lại cho rằng đại dịch là một cơ hội của TQ. Phải chăng TQ là kẻ hưởng lợi trong sự việc toàn cầu này.
Thử phân tích nguồn cơn nào mà Tập Cận Bình lại tự tin từ sớm đến vậy.
Trước hết gạt mọi thuyết âm mưu về nguồn gốc em Covid 19 sang một bên, chỉ phân tích về mặt kinh tế liên quan đến em vi 19.
--------------------------
"Thị trường đang giảm. Nền kinh tế đang dừng lại. Sự hoảng loạn đang lan rộng. Tất cả những điều này tạo ra một cảm giác mạnh mẽ của năm 2008", là tiêu đề giật tít của tờ New York Times .
Con số khiêm tốn 2,9% là sự tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 , theo số liệu IMF - nó rất gần với mức cảnh báo suy thoái toàn cầu là 2,5%. Trước đại dịch, với những con số tăng trưởng giảm nhiều ,các chuyên gia đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế khởi nguồn từ TQ (bài viết về cách mà TQ sẽ khủng hoảng ,xin xem link phần cmt ).
Khi đại dịch SARS bùng phát 2003, người ta cũng dự đoán đến một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ bắt đầu bởi TQ . Tuy nhiên nó đã ko xảy ra, do thiệt hại của TQ là ko đáng kể - tổng sản lượng toàn cầu mà TQ đóng góp lúc đó chỉ 8,5% . Thời điểm hiện nay TQ chiếm đến 20% tổng sản lượng cả thế giới, và 35% tổng tăng trưởng GDP toàn cầu - một sự khác biệt rất lớn so với 2003.
Vũ Hán - trung tâm và khởi nguồn đại dịch, bằng một sự vô tình hay cố ý người ta đã để nó bùng phát và lan rộng toàn cầu.Hiện tại nó đã lan và nhanh đến mức Phương Tây lúng túng trong hoảng loạn và chia rẽ . Sự lo ngại về một cú sốc lớn, khủng hoảng y tế dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Vì các biện pháp kiểm dịch ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả vận chuyển và sản xuất. Vào đầu tuần trước, một sự sụp đổ trong thị trường dầu mỏ đã được thêm vào - sự sụp đổ của liên minh OPEC + , mà thực tế là cuộc chiến mới về dầu giữa Nga và Mỹ. Kinh tế toàn cầu hiện tại chỉ mới phục hồi sau suy thoái 2008, những thiệt hại trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn còn đó. Thế giới hôm nay mong manh hơn nhiều so với năm 2003
Nhờ ơn toàn cầu hóa mà Mỹ làm chủ xị, sản xuất kinh tế thế giới ngày nay phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu tập trung vào Trung Quốc như một công xưởng của nhân loại. Nếu nhìn kinh tế thế giới như một chiếc xe 2 bánh có động cơ, xe phải tiến lên để cân bằng - với sự kiểm soát được tay lái và tốc độ. Giả sử Mỹ là tổ lái , TQ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe .Vấp phải ổ gà mà thằng lái xe té sml hoặc xe hư hỏng là toang ngay.
Việc TQ bế quan tỏa cảng chống dịch đã khiến chiếc xe chạy cà giựt . Không ít quốc gia phụ thuộc TQ vấn đề linh kiện, nguyên liệu và các bộ phận trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Sự gián đoạn trong quá trình sản xuất của Apple là ví dụ nổi bật nhất. Trên thực tế tác động lan rộng hơn nhiều, ảnh hưởng đến cả những quốc gia thường không được coi là cốt lõi của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chẳng hạn, chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu thuốc Generic do sự gián đoạn sản xuất. Hóa ra các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ dựa vào Trung Quốc hơn 70% các hoạt chất trong thuốc của họ.
Bên cạnh đó, gián đoạn sản xuất của TQ trong hai tháng dẫn tới sự ngưng trệ xuất khẩu vào TQ từ Úc - hầu hết Châu Phi - Mỹ Latinh - Trung Đông. Những nước này hiện đang phải đối mặt với thời gian khó khăn vì Trung Quốc là khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu của họ.
Sự tê liệt hoạt động đi lại của thế giới đang làm tổn thương các hãng hàng không và ngành công nghiệp khách sạn. Du lịch hiện đã trở thành một trong những nguồn thu lớn của nhiều nước trong những năm gần đây, kể cả phương Tây.
....v.v.v...
Dịch đã được kiểm soát tại TQ , chính thức bắt đầu khởi động lại sản xuất, đưa công nhân trở lại các nhà máy của họ bằng các biện pháp giám sát chặt chẽ . Trong khi đó Phương Tây và Mỹ lại đang vật lộn với đại dịch. Trung Quốc tăng cường sản xuất, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus co lại sản xuất. Cuộc suy thoái sẽ diễn ra từng phân khúc như thế - trong một bối cảnh khác biệt mà thế giới chưa từng trải .
Làm thế nào để TQ vực dậy sau đại dịch , các biện pháp kích thích như gói 600 tỉ USD thời kì khủng hoảng 2008 là ko thể. Chính phủ Trung Quốc ngày nay không còn lực cho sự giật gân tài chính của cường độ này. Ở cường độ yếu hơn là việc cắt giảm dự trữ bắt buộc trong hệ thống ngân hàng đi cùng với giảm lãi suất để nguồn tiền chảy ra thị trường. Biện pháp này nguy hiểm cho cả hệ thống nếu vấp phải sự cố kĩ thuật nào đó thì đổ vỡ là không cản được. Tuy nhiên trước mắt TQ phải mạo hiểm và có lẽ Mỹ cũng ko thể để TQ đổ vỡ lúc này vì sự phụ thuộc lẫn nhau đang còn rất lớn.
Sự phục hồi suy thoái kinh tế toàn cầu 2020 sẽ diễn ra theo từng giai đoạn. Giai đoạn lớn nhất sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc bởi vì nó đi trước phần còn lại của thế giới trong việc dập tắt dịch Covid-19. Sau dịch, sản xuất của Trung Quốc phục hồi nhanh, do thị trường trong nước đang khát hàng hóa với nhu cầu bị dồn nén, người tiêu dùng sẽ quay trở lại các cửa hàng và trung tâm thương mại trong quý hai của năm. Đồng thời các chuỗi cung ứng nhập và xuất từ Trung Quốc quay trở lại , Úc ( TQ là khách hàng chiếm 40% tổng xuất khẩu của Úc) và phần lớn châu Á cũng sẽ bắt đầu phục hồi. Giả sử Covid-19 được kiểm soát tại các quốc gia phát triển ở Bắc Mỹ và EU trong quý 2, sự khan hiếm hàng hóa tại đây cũng trở nên phụ thuộc vào TQ hơn . Điều đó sẽ kích hoạt sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa cho nền kinh tế TQ.
Thêm một thuận lợi nữa cho TQ là sự đổ vỡ OPec+ . Có hay không một cuộc đi đêm Nga - Trung , khi mà sự ngưng trệ sản xuất toàn cầu đã khiến dầu giảm mạnh, thì bằng một tuyên bố Putin lại kéo giá dầu sâu hơn nữa. Quả là thiên thời địa lợi cho TQ trên đà hồi phục.
Dường như chuỗi nhận định trên chính là nguyên do cho sự tự tin của Tập Cận Bình ngay từ khi bắt đầu bùng dịch ở Vũ Hán .
Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra thật thì cũng chỉ trong thời gian ngắn , có lẽ chỉ kịp đủ để kinh tế TQ xóa những dấu vết của một sự đổ vỡ trước đại dịch. Cũng phải nói thêm rằng , dù bất kỳ điều gì xảy ra ở tương lai, thì Covid-19 chính là lá bài cứu nguy cho tội lỗi làm sụp đổ kinh tế, phá vỡ đồng NDT của Tập Cận Bình.
tin tức
Mình nghĩ là các công ty viễn thông và công ty dịch vụ Internet là có lợi nhất.
Xét trên bình diện thế giới. Trung quốc sẽ có lợi nhất, các quốc gia có khả năng tự cung tự cấp, tự sản xuất được sẽ có lợi hơn các nước giàu quen dùng dịch vụ.
Hiện nay nước Mỹ đã "bỏ rơi" các đồng minh khi cấm xuất nhập cảnh với EU trước khi có trao đổi với đồng minh của mình.
Tình hình thiếu thốn trang thiết bị vật tư y tế trên toàn cầu, hiện nay chỉ có 1 quốc gia có đủ lực để hỗ trợ các quốc gia khác đó là Trung Quốc.
Lê Minh Hưng
Mình nghĩ là các công ty viễn thông và công ty dịch vụ Internet là có lợi nhất.
Xét trên bình diện thế giới. Trung quốc sẽ có lợi nhất, các quốc gia có khả năng tự cung tự cấp, tự sản xuất được sẽ có lợi hơn các nước giàu quen dùng dịch vụ.
Hiện nay nước Mỹ đã "bỏ rơi" các đồng minh khi cấm xuất nhập cảnh với EU trước khi có trao đổi với đồng minh của mình.
Tình hình thiếu thốn trang thiết bị vật tư y tế trên toàn cầu, hiện nay chỉ có 1 quốc gia có đủ lực để hỗ trợ các quốc gia khác đó là Trung Quốc.