[Copywriter] Làm gì khi không đủ “vốn” để viết?
Một ngày nọ, cô junior creative than phiền với sếp:
“Em không thể viết nhiều hơn những gì em sống”
Ủa, nhưng nếu đã dấn thân dzô ngành sáng tạo, ăn nằm ở ây-dzần-xi để làm dâu trăm cờ-lai-ần thì việc phải viết về những điều mình không biết, những thứ mình chưa từng trải là hết sức bình thường mà ta. Cái nghề này nghiệt ngã là vậy, nhưng nếu đã chấp nhận dấn thân và đi tới cùng thì vốn kiến thức sẽ mở rộng rất nhiều đó.
Không biết gì để viết, vậy hãy đi research đi.
Có rất nhiều cách để thu thập thông tin, ở mức độ căn bản (step zero) chính là search Google. Việc này sẽ đem lại những thông tin cơ bản, gần gũi nhất mà hầu như ai cũng biết rồi. Thường những cái search được chỉ là phần nổi của tảng băng, hay những góc rất visible của một vấn đề, trong khi đó cái mình cần đào sâu để cho ra một insight đắt giá chính là phần chìm của tảng băng, hay là cái góc invisible ta cần khám phá. Để hiểu sâu hơn về sản phẩm, về khách hàng thì cần nhiều cái thực tế hơn là việc chỉ ngồi chăm chăm một chỗ và làm “anh hùng bàn phím”. Hãy tìm cách tiếp cận họ, bằng cách này hay cách khác, có thể là phỏng vấn, Ethnography hay cái quần què gì cũng được.
(Ethnography: 1 hoạt động nghiên cứu nhằm để hiểu hành vi trong hoàn cảnh tự nhiên, đời thường bằng cách tham gia sinh hoạt cùng ứng viên để nghiên cứu)
Anh copywriter kể, hồi làm về địa ốc, sau khi nói chuyện với một anh bạn trong ngành này, mới biết được một cái rất thú dzị là hầu hết mấy bạn trẻ mua nhà chung cư đều có ba má “chống lưng” cả. À ha, biết rồi nhé. Biết là mài đi làm kiếm được tiền nhưng chắc chắn ba má mài cũng “không phải dạng vừa đâu” hehe.
Hay dạo làm campaign khuyến khích đi hiến máu nhân đạo, hỏi chuyện một hồi mới té ra không phải cứ ông nào to cao lực lưỡng là đủ điều kiện hiến máu, vì nhiều khi lượng hồng cầu bạch cầu tiểu cầu trong máu ít thì hiến cái là xỉu liền, hoặc trong máu thiếu mấy cái đó người ta cũng không cho hiến vì xong cũng không dùng được, trong khi mấy đứa trông ốm ốm thì lại rất được hưởng ứng và hiến nhiệt tình. Từ ấy nảy ra cái ai-đia rõ hay và dị dị “Bạn đã đủ “cool” để hiến máu chưa?”
Nói chung là phải chịu khó “lăn xả” mới ra được ai-đia. Còn nếu không có đủ điều kiện làm mấy việc này thì hãy quay lại bước ban đầu – research, nhưng lần này hãy research thật “nồng nhiệt” và “điên cuồng” ha.
Remember:
At first, research as much as possible!
Trên đây là ý kiến cá nhân của mình, còn mọi người thì sao hà?
marketing
Chị nghĩ làm copywriter hay làm mkt, creative nói chung thì kiến thức xã hội, trải nghiệm càng phong phú thì càng tốt cho việc sáng tạo.
Vậy nên bên cạnh mấy ý Linh note ở trên thì việc xây dựng vốn liếng cơ bản, bồi đắp nó mỗi ngày là một chuyện hết sức quan trọng. Đọc tin tức, đọc sách mỗi ngày, nắm bắt được trending, am hiểu văn hóa, văn học, nghệ thuật, giải trí... là những thứ hết sức cần thiết.
Chị thường đọc mỗi ngày, nên thường khi hết vốn liếng, cạn ý tưởng, việc đầu tiên chị làm là đi đọc, đi kiếm cái gì giải trí - thư giãn nhanh; sau đó mới bắt đầu quay lại đi research. Mà nếu em research nhiều, e vẫn chưa có thêm ý tưởng, em bị chán, bị quay vòng trong mớ hỗn độn trong đầu, thì lời khuyên tiếp theo là đi đọc lại brieft, đi trải nghiệm những thứ cơ bản, back to basic , hiểu ý nghĩa của thứ m cần phải làm. Với tất cả những thứ đó, research hay tìm hiểu có đc ý tưởng nhưng bạn vẫn biết cách để filter thông tin và đào sâu để lựa chọn, nhặt những thứ quý bỏ giỏ làm vốn :D
Hường Hoàng
Chị nghĩ làm copywriter hay làm mkt, creative nói chung thì kiến thức xã hội, trải nghiệm càng phong phú thì càng tốt cho việc sáng tạo.
Vậy nên bên cạnh mấy ý Linh note ở trên thì việc xây dựng vốn liếng cơ bản, bồi đắp nó mỗi ngày là một chuyện hết sức quan trọng. Đọc tin tức, đọc sách mỗi ngày, nắm bắt được trending, am hiểu văn hóa, văn học, nghệ thuật, giải trí... là những thứ hết sức cần thiết.
Chị thường đọc mỗi ngày, nên thường khi hết vốn liếng, cạn ý tưởng, việc đầu tiên chị làm là đi đọc, đi kiếm cái gì giải trí - thư giãn nhanh; sau đó mới bắt đầu quay lại đi research. Mà nếu em research nhiều, e vẫn chưa có thêm ý tưởng, em bị chán, bị quay vòng trong mớ hỗn độn trong đầu, thì lời khuyên tiếp theo là đi đọc lại brieft, đi trải nghiệm những thứ cơ bản, back to basic , hiểu ý nghĩa của thứ m cần phải làm. Với tất cả những thứ đó, research hay tìm hiểu có đc ý tưởng nhưng bạn vẫn biết cách để filter thông tin và đào sâu để lựa chọn, nhặt những thứ quý bỏ giỏ làm vốn :D
Do Thu
Trả lời cho câu hỏi "Làm gì khi không đủ vốn để viết" nha (cái này là ý kiến của riêng mình, với tư cách do-không-có-vốn-sống-và-ngã-sấp-mặt cũng vài chục bận):
Mình thấy ba cái này là cơ bản, nhưng mà cốt lõi nhất thì muốn viết hay phải sống nhiều. Điều đó là không thể phủ nhận rồi.
Người ẩn danh
Bản thân mình cũng vậy, hồi mới bước vào ngành cũng nhiều khi bị bí ý tưởng, không nặn ra câu chữa nào để viết. Cái cũng đi research, mà hồi đầu kiểu research chung chung nên kết quả cũng chung chung, rồi thì ý tưởng của mình đã có ai đó làm rồi :)) Sau mình quyết định làm first-hand nhiều hơn, đi nhiều hơn, gặp gỡ và đối thoại nhiều hơn để từ đó có tư liệu viết. Idea hay trúng insight nhiều khi đến từ những điều đơn giản trong cuộc sống mà chúng ta thường bỏ qua, nên chịu khó quan sát mới ra được.
Rồi mình cũng đi mần mò mấy workshop, về văn hóa, nghệ thuật, etc trước là để thu nạp thêm kiến thức, sau là để thu nạp thêm vốn sống. Vì copywriter bán chữ nuôi thân mà, không có vốn để viết thì dễ đói lắm heh
Miễn Bàn
Bí kíp của mình là giở từ điển ra đọc và phát hiện có khá nhiều từ hay mà ít ai dùng hoặc không để ý tới, thế là có nguyên một kho để tạo sự khác biệt