Công việc trong mơ có phải là theo đuổi đam mê?

  1. Tâm sự cuộc sống

Tất cả chúng ta đều muốn tìm một công việc trong mơ, nhưng liệu điều đó thực sự có ý nghĩa gì? Nhiều người nghĩ rằng câu trả lời liên quan mật thiết đến niềm đam mê của họ, trong khi những người khác lại khẳng định, yếu tố quan trọng của công việc đáng mơ ước là nó nên tương đối dễ dàng và được trả lương cao.

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Vốn "ước mơ" mang tính chủ quan rất cao rồi, nên "công việc trong mơ" vì thế cũng khó tìm ra được sự miêu tả khách quan.

Mỗi người có những mong cầu và viễn cảnh hạnh phúc riêng trong đời sống của họ, nên "ước mơ" là một thứ gì đó phản ánh một cách lý tưởng những mong cầu và viễn cảnh đó.

- Một người đang sống trong cảnh nghèo đói thì công việc trong mơ của họ hẳn là công việc sẽ giúp họ ấm no đủ đầy.

- Một người với công việc nghìn đô nhưng nhàm chán, thì công việc trong mơ của họ có lẽ sẽ mang đến niềm yêu thích và những trải nghiệm thú vị hơn.

Mỗi ước mơ đó đều có lý và đáng được tôn trọng ở mỗi cá nhân bất kể hoàn cảnh sống của họ.

Bên cạnh đó, "đam mê" là một điều gì đó khá tối nghĩa và trừu tượng. Nó được thể hiện ở những hình thái và khía cạnh khác nhau. Đôi khi, đam mê của một người không nằm trong công việc mà ở sự chăm lo gia đình, hay hành trình học tập không ngừng.

Trả lời

Vốn "ước mơ" mang tính chủ quan rất cao rồi, nên "công việc trong mơ" vì thế cũng khó tìm ra được sự miêu tả khách quan.

Mỗi người có những mong cầu và viễn cảnh hạnh phúc riêng trong đời sống của họ, nên "ước mơ" là một thứ gì đó phản ánh một cách lý tưởng những mong cầu và viễn cảnh đó.

- Một người đang sống trong cảnh nghèo đói thì công việc trong mơ của họ hẳn là công việc sẽ giúp họ ấm no đủ đầy.

- Một người với công việc nghìn đô nhưng nhàm chán, thì công việc trong mơ của họ có lẽ sẽ mang đến niềm yêu thích và những trải nghiệm thú vị hơn.

Mỗi ước mơ đó đều có lý và đáng được tôn trọng ở mỗi cá nhân bất kể hoàn cảnh sống của họ.

Bên cạnh đó, "đam mê" là một điều gì đó khá tối nghĩa và trừu tượng. Nó được thể hiện ở những hình thái và khía cạnh khác nhau. Đôi khi, đam mê của một người không nằm trong công việc mà ở sự chăm lo gia đình, hay hành trình học tập không ngừng.

Chúng ta ai cũng có định nghĩa của riêng mình về công việc lý tưởng. Thông thường khi đứng giữa nhiều lựa chọn, ta sẽ chỉ có thể chọn những công việc thỏa mãn được phần lớn những ưu tiên như tiền lương, môi trường làm việc chuyên nghiệp hoặc mang lại cảm giác “có ý nghĩa” cho xã hội. Tuy nhiên, thật khó để tìm được một công việc hoàn hảo hội tụ đầy đủ các yếu tố mong muốn. Mọi thành quả đều xứng đáng với sự hy sinh. Nhiều người cứ mãi vẽ ra những điều phi thực tế để rồi loay hoay chưa tìm ra được hướng đi của riêng mình. Có chăng, một việc làm lý tưởng là khi chúng ta đặt câu hỏi về những lợi ích mà công việc này đem lại cho chúng ta là gì và khiến chúng ta không ngừng trăn trở để làm nó tốt hơn mỗi ngày.

Trên thực tế, nếu chỉ chú tâm theo đuổi đam mê, nó sẽ có thể khiến bạn lạc lối. Ít ai biết rằng Steve Jobs của Apple từng say mê Thiền tông trước khi bước vào lĩnh vực công nghệ; còn Condoleezza Rice, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, là một nhạc sĩ cổ điển tài năng trước khi bắt đầu theo đuổi sự nghiệp chính trị. Hai ví dụ điển hình này cho thấy, bạn vẫn có thể phát triển niềm đam mê bằng cách làm công việc mà bạn cảm thấy thú vị và có ý nghĩa.

Rất nhiều người đồng ý rằng công việc mơ ước là một công việc được trả lương cao và ít căng thẳng. Nhưng thực tế lại cho thấy hai yếu tố đó thật sự không quan trọng lắm.

Chúng ta thường nghe câu nói: “Tiền không thể mua được hạnh phúc”, nhưng đồng thời, khi được hỏi điều gì sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống nhất, câu trả lời phổ biến là: Nhiều tiền hơn. Vậy bên nào đúng? Nghiên cứu kinh tế học gần đây cho kết quả rằng, sự thật hóa ra nằm ở giữa: tiền có làm bạn hạnh phúc, nhưng chỉ một chút thôi!

Mấu chốt ở đây là sự lựa chọn của bạn. Hầu hết chúng ta đều hiểu mọi thứ đều có cái giá của nó. Những người nắm giữ vị trí quản lý cấp cao có mức lương khủng hoặc các chủ doanh nghiệp có gia sản kếch xù nhưng ngược lại, hằng ngày, thậm chí hằng giờ họ phải đối mặt với ti tỉ thứ khó khăn, đầu óc luôn căng như dây đàn về doanh số, nhân sự… Tuy nhiên, một việc làm dưới mức khả năng của bạn lại dễ gây nhàm chán. Điểm hấp dẫn nhất là nơi những yêu cầu của công việc đặt ra phù hợp với khả năng của bạn. Vì vậy, thay vì tìm cách né tránh căng thẳng, hãy tìm kiếm một môi trường có thể hỗ trợ bạn và một công việc cho bạn những cơ hội thử thách bản thân.