Công tác xã hội được chính thức đưa vào đào tạo tại Việt Nam như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Câu hỏi: Công tác xã hội được chính thức đưa vào đào tạo tại Việt Nam như thế nào? Trả lời: CTXH được đưa vào đào tạo ở Việt Nam từ những năm đầu của những năm 1990 do yêu cầu cấp bách cần có cán bộ được đào tạo chuyên môn CTXH giúp đỡ những đối tượng khó khăn trong xã hội. Ban đầu CTXH được đào tạo ở những khóa học ngắn hạn do các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), tổ chức Tình nguyện viên Liên hợp quốc (UNV), Cứu trợ trẻ em Thụy Điển,v.v. thực hiện và tài trợ. CTXH sau đó được đưa vào chương trình đào tạo của trường đại học và cao đẳng, trước tiên là ở Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh trong chuyên ngành phụ nữ học, sau đó là ở trường Cao đẳng Lao động Xã hội ở trình độ cao đẳng dưới ngành học xã hội học, chuyên ngành CTXH. Trước nhu cầu cấp thiết cần có nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp các dịch vụ CTXH tại Việt Nam, ngày 11/10/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 35/2004/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành chương trình khung giáo dục đại học ngành CTXH trình độ đại học, cao đẳng. Đây là quyết định chính thức công nhận mã ngành đào tạo của CTXH ở trình độ cao đẳng và đại học. Sau khi có quyết định ban hành mã ngành đào tạo CTXH, từ năm 2004 đến nay đã có gần 40 trường cao đẳng và đại học tham gia vào đào tạo nghề CTXH. Sau một thời gian các chương trình khung này được ban hành, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 10 /2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2010 về việc Ban hành chương trình khung Giáo dục đại học ngành CTXH trình độ đại học, cao đẳng thay thế cho quyết định số 35/2004/QĐ-BGD&ĐT ở trên. Về đào tạo CTXH ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành quyết định số 328/QĐ-LĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2006 về ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp một số ngành học, trong đó có ngành CTXH. Với trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề CTXH, Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội có thông tư số 11 /2010/TT – BLĐTBXH ngày 12 tháng 4 năm 2010 về Quy định chương trình khung trung cấp nghề, chương trình khung cao đẳng nghề cho một số nghề thuôc các nhóm nghề Toán và Thống kê-Báo chí và thông tin-dịch vụ xã hội-Môi trường và bảo vệ môi trường. Đây là quy định với đào tạo CTXH theo hình thức dạy nghề trong các trường nghề trong cả nước. Như vậy, hiện nay chúng ta đã có cơ sở pháp lý cho công tác đào tạo CTXH, cụ thể đào tạo ở những cấp bậc sau: trung cấp, cao đẳng, đại học. Riêng về đào tạo trên đại học (trình độ thạc sỹ) được bắt đầu đào tạo trường Đại học Xã hội nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2011 (Khóa 1 - 45 học viên; Khóa 2 - 48 học viên) và năm 2012, tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng bắt đầu tuyển học viên. Cùng với gần 40 trường tham gia vào đào tạo CTXH, công tác đào tạo hiện đang phát triển ở mức độ lớn. Tuy nhiên, công việc này cũng gặp nhiều khó khăn thác thức về đội ngũ giảng viên, giáo trình, tài liệu học tập, cơ sở thực hành, thực tập và trang thiết bị cho đào tạo.
Trả lời
Câu hỏi: Công tác xã hội được chính thức đưa vào đào tạo tại Việt Nam như thế nào? Trả lời: CTXH được đưa vào đào tạo ở Việt Nam từ những năm đầu của những năm 1990 do yêu cầu cấp bách cần có cán bộ được đào tạo chuyên môn CTXH giúp đỡ những đối tượng khó khăn trong xã hội. Ban đầu CTXH được đào tạo ở những khóa học ngắn hạn do các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), tổ chức Tình nguyện viên Liên hợp quốc (UNV), Cứu trợ trẻ em Thụy Điển,v.v. thực hiện và tài trợ. CTXH sau đó được đưa vào chương trình đào tạo của trường đại học và cao đẳng, trước tiên là ở Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh trong chuyên ngành phụ nữ học, sau đó là ở trường Cao đẳng Lao động Xã hội ở trình độ cao đẳng dưới ngành học xã hội học, chuyên ngành CTXH. Trước nhu cầu cấp thiết cần có nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp các dịch vụ CTXH tại Việt Nam, ngày 11/10/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 35/2004/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành chương trình khung giáo dục đại học ngành CTXH trình độ đại học, cao đẳng. Đây là quyết định chính thức công nhận mã ngành đào tạo của CTXH ở trình độ cao đẳng và đại học. Sau khi có quyết định ban hành mã ngành đào tạo CTXH, từ năm 2004 đến nay đã có gần 40 trường cao đẳng và đại học tham gia vào đào tạo nghề CTXH. Sau một thời gian các chương trình khung này được ban hành, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 10 /2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2010 về việc Ban hành chương trình khung Giáo dục đại học ngành CTXH trình độ đại học, cao đẳng thay thế cho quyết định số 35/2004/QĐ-BGD&ĐT ở trên. Về đào tạo CTXH ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành quyết định số 328/QĐ-LĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2006 về ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp một số ngành học, trong đó có ngành CTXH. Với trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề CTXH, Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội có thông tư số 11 /2010/TT – BLĐTBXH ngày 12 tháng 4 năm 2010 về Quy định chương trình khung trung cấp nghề, chương trình khung cao đẳng nghề cho một số nghề thuôc các nhóm nghề Toán và Thống kê-Báo chí và thông tin-dịch vụ xã hội-Môi trường và bảo vệ môi trường. Đây là quy định với đào tạo CTXH theo hình thức dạy nghề trong các trường nghề trong cả nước. Như vậy, hiện nay chúng ta đã có cơ sở pháp lý cho công tác đào tạo CTXH, cụ thể đào tạo ở những cấp bậc sau: trung cấp, cao đẳng, đại học. Riêng về đào tạo trên đại học (trình độ thạc sỹ) được bắt đầu đào tạo trường Đại học Xã hội nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2011 (Khóa 1 - 45 học viên; Khóa 2 - 48 học viên) và năm 2012, tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng bắt đầu tuyển học viên. Cùng với gần 40 trường tham gia vào đào tạo CTXH, công tác đào tạo hiện đang phát triển ở mức độ lớn. Tuy nhiên, công việc này cũng gặp nhiều khó khăn thác thức về đội ngũ giảng viên, giáo trình, tài liệu học tập, cơ sở thực hành, thực tập và trang thiết bị cho đào tạo.