Công nghệ xử lí chín trái cây được áp dụng như thế nào?

  1. Sức khoẻ

Tôi là người rất thích ăn các loại trái cây sấy như mít sấy, chuối sấy... Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn về công nghệ xử lí, liệu các hóa chất xử lí có an toàn và đảm bảo cho sức khỏe không?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Tôi cũng giống bác, cũng rất thích ăn các loại trái cây sấy. Vì thế, tôi cũng bỏ chút thời gian nghiên cứu về mức độ an toàn của loại thực phẩm sấy khô này. Sau khi tìm hiểu, tôi khá yên tâm sử dụng. Có một vài kiến thức, tôi xin chia sẻ cùng bác. 

Trái cây là nguồn cung cấp đường, khoáng, vitamin cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, là một thành phần quan trọng trong hệ thống thực phẩm và là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Ngoài Inđônêxia, Thái Lan và Philippine, thì Việt Nam mình cũng là nước có diện tích cây ăn quả lớn của khu vực Đông Nam Á và có các vùng sinh thái khác nhau nên chủng loại cây ăn quả rất đa dạng. Ngoài việc sử dụng trực tiếp, trái cây còn được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau như: mứt, quả đóng hộp, quả sấy khô, nước quả…

Theo những gì tìm hiểu, được biết nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu Á-Thái Bình Dương do TS. Nguyễn Thị Xuân Hiền làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý chín trái cây (chuối, xoài, hồng xiêm, sầu riêng, mít, đu đủ) bằng hóa chất an toàn”. Đề tài nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng trái cây và ứng dựng công nghệ xử lý chín trái cây bằng hóa chất an toàn làm cơ sở lấy lại lòng tin của người tiêu dùng nội địa. 

Theo các kết quả nghiên cứu, Thời điểm thu hoạch hợp lý cho các quả chuối, xoài, hồng xiêm, sầu riêng, mít và đu đủ được xác định để dùng cho xử lý chín bằng hóa chất an toàn, cho mục đích ăn tươi và tiêu thụ ở thị trường như sau: Chuối từ 100 - 120 NSTB; Xoài từ 96 - 105 NSĐQ; Hồng xiêm từ 165 - 180 NSĐQ; Sầu riêng từ 90 - 110 NSĐQ; Mít từ 120 NSĐQ và Đu đủ từ 130 – 135 NSĐQ.

Ngoài ra, hóa chất dùng để xử lý chín quả là  Ethrel 40%, tuyệt đối an toàn cho xử lý chín quả chuối, mít và đủ đủ ở các nồng độ/liều lượng tương ứng là 0,03%, 0,20 ml/kg quả và 0,025%. Sử dụng Adephone 48SL nồng độ 0,10% an toàn cho xử lý chín các quả xoài, hồng xiêm và sầu riêng. Thời gian cách ly cho việc xử lý quả chuối, xoài, hồng xiêm, sầu riêng, mít, đu đủ là 48 giờ.

Đó là những kiến thức mà tôi tìm hiểu được, hi vọng sẽ giúp bác yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm hoa quả xử lí chín bằng hóa chất.

Trả lời

Tôi cũng giống bác, cũng rất thích ăn các loại trái cây sấy. Vì thế, tôi cũng bỏ chút thời gian nghiên cứu về mức độ an toàn của loại thực phẩm sấy khô này. Sau khi tìm hiểu, tôi khá yên tâm sử dụng. Có một vài kiến thức, tôi xin chia sẻ cùng bác. 

Trái cây là nguồn cung cấp đường, khoáng, vitamin cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, là một thành phần quan trọng trong hệ thống thực phẩm và là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Ngoài Inđônêxia, Thái Lan và Philippine, thì Việt Nam mình cũng là nước có diện tích cây ăn quả lớn của khu vực Đông Nam Á và có các vùng sinh thái khác nhau nên chủng loại cây ăn quả rất đa dạng. Ngoài việc sử dụng trực tiếp, trái cây còn được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau như: mứt, quả đóng hộp, quả sấy khô, nước quả…

Theo những gì tìm hiểu, được biết nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu Á-Thái Bình Dương do TS. Nguyễn Thị Xuân Hiền làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý chín trái cây (chuối, xoài, hồng xiêm, sầu riêng, mít, đu đủ) bằng hóa chất an toàn”. Đề tài nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng trái cây và ứng dựng công nghệ xử lý chín trái cây bằng hóa chất an toàn làm cơ sở lấy lại lòng tin của người tiêu dùng nội địa. 

Theo các kết quả nghiên cứu, Thời điểm thu hoạch hợp lý cho các quả chuối, xoài, hồng xiêm, sầu riêng, mít và đu đủ được xác định để dùng cho xử lý chín bằng hóa chất an toàn, cho mục đích ăn tươi và tiêu thụ ở thị trường như sau: Chuối từ 100 - 120 NSTB; Xoài từ 96 - 105 NSĐQ; Hồng xiêm từ 165 - 180 NSĐQ; Sầu riêng từ 90 - 110 NSĐQ; Mít từ 120 NSĐQ và Đu đủ từ 130 – 135 NSĐQ.

Ngoài ra, hóa chất dùng để xử lý chín quả là  Ethrel 40%, tuyệt đối an toàn cho xử lý chín quả chuối, mít và đủ đủ ở các nồng độ/liều lượng tương ứng là 0,03%, 0,20 ml/kg quả và 0,025%. Sử dụng Adephone 48SL nồng độ 0,10% an toàn cho xử lý chín các quả xoài, hồng xiêm và sầu riêng. Thời gian cách ly cho việc xử lý quả chuối, xoài, hồng xiêm, sầu riêng, mít, đu đủ là 48 giờ.

Đó là những kiến thức mà tôi tìm hiểu được, hi vọng sẽ giúp bác yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm hoa quả xử lí chín bằng hóa chất.