Công nghệ VAR đang được sử dụng ở World Cup 2018 là công nghệ gì?

  1. Thể thao

Từ khóa: 

wc2018

,

var

,

thể thao

Mình copy trên facebook:

*******************************************************

[Góc xóa mù] VAR là gì? VAR hoạt động như thế nào?

Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn nhầm VAR chỉ là video, đại loại có những câu như: “Sao không xem lại VAR?”, đó là 1 sự nhầm lẫn cơ bản.

Nên hôm nay, page sẽ có 1 bài viết giải thích về VAR và cách hoạt động, từ chính những thông tin chính thức của FIFA.

----------------------------------

1. VAR là gì?

+ VAR là viết tắt của Video Assistant Referee, có nghĩa là Trợ lý trọng tài video.

Họ là 1 tổ trọng tài dùng video để hỗ trợ trọng tài chính, chứ không phải là 1 hệ thống video quay lại.

+ Tổ trọng tài video VAR cũng có 4 người, như tổ trọng tài chính hoạt động trên sân, bao gồm 1 tổ trưởng VAR và 3 trợ lý AVAR (Assistant Video Assistant Referee – trợ lý của trợ lý trọng tài video).

Tất cả những thành viên của tổ này đều là các trọng tài cấp FIFA hàng đầu.

Tại kì World Cup 2018, Ủy ban trọng tài FIFA tuyển chọn riêng 13 trọng tài làm nhiệm vụ VAR, những người này được huấn luyện và có kinh nghiệm sử dụng hệ thống video và kĩ thuật hỗ trợ.

Ngoài 13 người này, 1 số người trong các trọng tài làm nhiệm vụ điều hành các trận WC cũng được phân công làm thêm nhiệm vụ ở các tổ VAR.

+ Xin nhắc lại 1 lần nữa 4 người ở tổ VAR là 4 trọng tài, họ không phải hệ thống video cũng như không phải điều khiển máy quay hay video, mà nhiệm vụ của họ là đánh giá tình huống thông qua video. Sẽ có 4 nhân viên kĩ thuật điều khiển các đoạn quay lại (replay). 2 người sẽ chọn sẵn các góc máy camera, trong khi 2 người còn lại cung cấp các góc máy được yêu cầu bởi tổ trưởng VAR và trợ lý AVAR2.

2. Nhiệm vụ của từng thành viên tổ VAR?

+ Tổ trưởng VAR theo dõi góc máy chính ở màn hình phía trên và kiểm tra, đánh giá lại tình huống thông qua màn hình được chia 4 góc máy ở phía dưới.

Tổ trưởng làm nhiệm vụ điều hành tổ VAR và liên lạc với trọng tài chính trên sân, và có thể gọi ngắn gọn là VAR.

+ AVAR1 tập trung vào camera chính, và đảm bảo cho VAR (tức tổ trưởng) vẫn nắm bắt được tình hình trên sân trong khi đang đánh giá lại 1 tình huống.

+ AVAR3 tập trung vào các thông tin trên màn hình, hỗ trợ VAR đánh giá tình huống, và đảm bảo sự trao đổi và liên lạc thông suốt giữa VAR và AVAR2.

+ AVAR2 là trợ lý theo dõi các đường việt vị, dự đoán và kiểm tra các tình huống có khả năng việt vị giúp VAR nhanh chóng kiểm tra và đánh giá tình huống hơn.

3. Tổ VAR làm việc ở đâu?

+ Họ không ở từng sân, mà họ ở phòng Vận hành video (Video Operation Room – VOR) ở trung tâm truyền thông quốc tế (IBC) ở Moscow.

Tất cả các dữ liệu của các camera ở 12 sân vận động được gửi đến VOR thông qua mạng cáp quang.

+ Các trọng tài ở trên sân trao đổi với tổ VAR thông qua hệ thống radio tín hiệu, được truyền dẫn bằng đường cáp siêu tốc giữa IBC và trung tâm radio của mỗi sân.

4. Các camera của tổ VAR

Tổ VAR có thể truy xuất 33 camera, trong đó có:

8 camera siêu chậm (super slow-motion)

4 camera cực chậm (ultra slow-motion)

2 camera việt vị đặc biệt chỉ dành riêng cho tổ VAR

5. VAR hỗ trợ cho trọng tài chính khi nào?

Họ sẽ hỗ trợ cho trọng tài chính trong các tình huống được đánh giá là thay đổi cục diện trận đấu, mà FIFA liệt kê ra 4 loại chính:

+ Bàn thắng và lỗi dẫn đến bàn thắng

+ Quyết định thổi phạt đền và pha phạm lỗi dẫn tới phạt đền

+ Tình huống dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp

+ Nhận diện nhầm cầu thủ (ví dụ như phạt nhầm người)

6. Hoạt động của tổ VAR

+ Tổ VAR sẽ kiểm tra các lỗi rõ ràng liên quan đến 4 tình huống kể trên.

Tổ VAR chỉ liên lạc với trọng tài chính trong các tình huống lỗi rõ ràng hoặc những tình huống nghiêm trọng bị bỏ qua.

+ Ở WC 2018, các trọng tài được hướng dẫn cụ thể khi nào thì chấp nhận thông tin từ tổ VAR, khi nào thì xem lại video ở góc màn hình trên sân trước khi ra quyết định.

Chi tiết

a. Xem lại video để đánh giá khi

a1. Bàn thắng:

- Có lỗi của cầu thủ tấn công

- Việt vị

a2. Quyết định phạt đền

- Lỗi dẫn đến phạt đền

- Lỗi bởi cầu thủ tấn công

a3. Các tình huống thẻ đỏ trực tiếp

b. Nhận tư vấn từ tổ VAR

b1. Bàn thắng:

- 1 vị trí việt vị ảnh hưởng đến bàn thắng

- Bóng đã đi ra ngoài sân nhưng dẫn đến bàn thắng 

b2. Quyết định phạt đền

- Lỗi dẫn đến phạt đền trong hay ngoài vòng cấm

- Bóng ra ngoài trong tình huống dẫn tới phạt đền

- Việt vị trong tình huống dẫn tới phạt đền

b3. Các trường hợp nhận diện nhầm cầu thủ

7. Trọng tài chính ở trên sân sẽ làm gì?

a. Khi nhận tín hiệu của tổ VAR, trọng tài chính có 2 lựa chọn

+ Nhận tư vấn của tổ VAR để quyết định

+ Quyết định ra góc video dành riêng cho trọng tài để xem lại tình huống

b. Trọng tài chính ra dấu

+ Tạm dừng trận đấu, đặt tay hoặc chỉ tay lên tai:

-> Trao đổi với tổ VAR, đây không được coi là 1 tình huống đánh giá chính thức của VAR.

+ Tạm dừng trận đấu, ra dấu tay vẽ hình chữ nhật lên không trung

-> Đánh giá lại tình huống khi có tín hiệu của tổ VAR hoặc thay đổi quyết định sau khi xem lại video hoặc tham khảo tư vấn của VAR.

c. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là nằm ở trọng tài chính.

8. VAR hiển thị cho khán giả truyền hình thế nào?

Sẽ có 1 nhân viên FIFA sẽ theo dõi các góc máy, nghe trao đổi giữa trọng tài chính và tổ VAR để đưa lên phần hình ảnh mà tổ VAR đang đề cập.

Hệ thống đồ họa này dành riêng cho truyền hình.

Nhân viên này cũng sẽ cung cấp thông tin cho bên truyền hình, BLV, các bên truyền thông về lý do đánh giá tình huống và kết quả đánh giá thông qua 1 tablet.

-----------------------------------------------------------

Kết luận:

+ VAR là 1 tổ trọng tài, không phải là hệ thống máy móc, cũng đủ 4 người như tổ trọng tài chính.

+ Không phải trọng tài chính yêu cầu thỉ mới “dùng” VAR (VAR là người cơ mà?).

Không phải cứ trọng tài chính chạy ra xem video thì VAR mới làm việc.

VAR theo dõi xuyên suốt cả trận đấu.

+ VAR cũng là 1 tổ trọng tài, nên chỉ khi nhận định của tổ VAR khác với tổ trọng tài chính thì họ mới ra tín hiệu.

Trong 4 loại tình huống ở trên, nếu nhận định của tổ VAR khớp với tổ trọng tài chính, thì họ không ra tín hiệu, đồng nghĩa với việc bất chấp ai có ý kiến thế nào thì nhận định của 2 tổ đều so khớp và được coi là chính xác.

+ Nếu không phải 4 loại tình huống trên hay mức độ không nghiêm trọng, VAR không tư vấn hay ra tín hiệu.

Trả lời

Mình copy trên facebook:

*******************************************************

[Góc xóa mù] VAR là gì? VAR hoạt động như thế nào?

Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn nhầm VAR chỉ là video, đại loại có những câu như: “Sao không xem lại VAR?”, đó là 1 sự nhầm lẫn cơ bản.

Nên hôm nay, page sẽ có 1 bài viết giải thích về VAR và cách hoạt động, từ chính những thông tin chính thức của FIFA.

----------------------------------

1. VAR là gì?

+ VAR là viết tắt của Video Assistant Referee, có nghĩa là Trợ lý trọng tài video.

Họ là 1 tổ trọng tài dùng video để hỗ trợ trọng tài chính, chứ không phải là 1 hệ thống video quay lại.

+ Tổ trọng tài video VAR cũng có 4 người, như tổ trọng tài chính hoạt động trên sân, bao gồm 1 tổ trưởng VAR và 3 trợ lý AVAR (Assistant Video Assistant Referee – trợ lý của trợ lý trọng tài video).

Tất cả những thành viên của tổ này đều là các trọng tài cấp FIFA hàng đầu.

Tại kì World Cup 2018, Ủy ban trọng tài FIFA tuyển chọn riêng 13 trọng tài làm nhiệm vụ VAR, những người này được huấn luyện và có kinh nghiệm sử dụng hệ thống video và kĩ thuật hỗ trợ.

Ngoài 13 người này, 1 số người trong các trọng tài làm nhiệm vụ điều hành các trận WC cũng được phân công làm thêm nhiệm vụ ở các tổ VAR.

+ Xin nhắc lại 1 lần nữa 4 người ở tổ VAR là 4 trọng tài, họ không phải hệ thống video cũng như không phải điều khiển máy quay hay video, mà nhiệm vụ của họ là đánh giá tình huống thông qua video. Sẽ có 4 nhân viên kĩ thuật điều khiển các đoạn quay lại (replay). 2 người sẽ chọn sẵn các góc máy camera, trong khi 2 người còn lại cung cấp các góc máy được yêu cầu bởi tổ trưởng VAR và trợ lý AVAR2.

2. Nhiệm vụ của từng thành viên tổ VAR?

+ Tổ trưởng VAR theo dõi góc máy chính ở màn hình phía trên và kiểm tra, đánh giá lại tình huống thông qua màn hình được chia 4 góc máy ở phía dưới.

Tổ trưởng làm nhiệm vụ điều hành tổ VAR và liên lạc với trọng tài chính trên sân, và có thể gọi ngắn gọn là VAR.

+ AVAR1 tập trung vào camera chính, và đảm bảo cho VAR (tức tổ trưởng) vẫn nắm bắt được tình hình trên sân trong khi đang đánh giá lại 1 tình huống.

+ AVAR3 tập trung vào các thông tin trên màn hình, hỗ trợ VAR đánh giá tình huống, và đảm bảo sự trao đổi và liên lạc thông suốt giữa VAR và AVAR2.

+ AVAR2 là trợ lý theo dõi các đường việt vị, dự đoán và kiểm tra các tình huống có khả năng việt vị giúp VAR nhanh chóng kiểm tra và đánh giá tình huống hơn.

3. Tổ VAR làm việc ở đâu?

+ Họ không ở từng sân, mà họ ở phòng Vận hành video (Video Operation Room – VOR) ở trung tâm truyền thông quốc tế (IBC) ở Moscow.

Tất cả các dữ liệu của các camera ở 12 sân vận động được gửi đến VOR thông qua mạng cáp quang.

+ Các trọng tài ở trên sân trao đổi với tổ VAR thông qua hệ thống radio tín hiệu, được truyền dẫn bằng đường cáp siêu tốc giữa IBC và trung tâm radio của mỗi sân.

4. Các camera của tổ VAR

Tổ VAR có thể truy xuất 33 camera, trong đó có:

8 camera siêu chậm (super slow-motion)

4 camera cực chậm (ultra slow-motion)

2 camera việt vị đặc biệt chỉ dành riêng cho tổ VAR

5. VAR hỗ trợ cho trọng tài chính khi nào?

Họ sẽ hỗ trợ cho trọng tài chính trong các tình huống được đánh giá là thay đổi cục diện trận đấu, mà FIFA liệt kê ra 4 loại chính:

+ Bàn thắng và lỗi dẫn đến bàn thắng

+ Quyết định thổi phạt đền và pha phạm lỗi dẫn tới phạt đền

+ Tình huống dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp

+ Nhận diện nhầm cầu thủ (ví dụ như phạt nhầm người)

6. Hoạt động của tổ VAR

+ Tổ VAR sẽ kiểm tra các lỗi rõ ràng liên quan đến 4 tình huống kể trên.

Tổ VAR chỉ liên lạc với trọng tài chính trong các tình huống lỗi rõ ràng hoặc những tình huống nghiêm trọng bị bỏ qua.

+ Ở WC 2018, các trọng tài được hướng dẫn cụ thể khi nào thì chấp nhận thông tin từ tổ VAR, khi nào thì xem lại video ở góc màn hình trên sân trước khi ra quyết định.

Chi tiết

a. Xem lại video để đánh giá khi

a1. Bàn thắng:

- Có lỗi của cầu thủ tấn công

- Việt vị

a2. Quyết định phạt đền

- Lỗi dẫn đến phạt đền

- Lỗi bởi cầu thủ tấn công

a3. Các tình huống thẻ đỏ trực tiếp

b. Nhận tư vấn từ tổ VAR

b1. Bàn thắng:

- 1 vị trí việt vị ảnh hưởng đến bàn thắng

- Bóng đã đi ra ngoài sân nhưng dẫn đến bàn thắng 

b2. Quyết định phạt đền

- Lỗi dẫn đến phạt đền trong hay ngoài vòng cấm

- Bóng ra ngoài trong tình huống dẫn tới phạt đền

- Việt vị trong tình huống dẫn tới phạt đền

b3. Các trường hợp nhận diện nhầm cầu thủ

7. Trọng tài chính ở trên sân sẽ làm gì?

a. Khi nhận tín hiệu của tổ VAR, trọng tài chính có 2 lựa chọn

+ Nhận tư vấn của tổ VAR để quyết định

+ Quyết định ra góc video dành riêng cho trọng tài để xem lại tình huống

b. Trọng tài chính ra dấu

+ Tạm dừng trận đấu, đặt tay hoặc chỉ tay lên tai:

-> Trao đổi với tổ VAR, đây không được coi là 1 tình huống đánh giá chính thức của VAR.

+ Tạm dừng trận đấu, ra dấu tay vẽ hình chữ nhật lên không trung

-> Đánh giá lại tình huống khi có tín hiệu của tổ VAR hoặc thay đổi quyết định sau khi xem lại video hoặc tham khảo tư vấn của VAR.

c. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là nằm ở trọng tài chính.

8. VAR hiển thị cho khán giả truyền hình thế nào?

Sẽ có 1 nhân viên FIFA sẽ theo dõi các góc máy, nghe trao đổi giữa trọng tài chính và tổ VAR để đưa lên phần hình ảnh mà tổ VAR đang đề cập.

Hệ thống đồ họa này dành riêng cho truyền hình.

Nhân viên này cũng sẽ cung cấp thông tin cho bên truyền hình, BLV, các bên truyền thông về lý do đánh giá tình huống và kết quả đánh giá thông qua 1 tablet.

-----------------------------------------------------------

Kết luận:

+ VAR là 1 tổ trọng tài, không phải là hệ thống máy móc, cũng đủ 4 người như tổ trọng tài chính.

+ Không phải trọng tài chính yêu cầu thỉ mới “dùng” VAR (VAR là người cơ mà?).

Không phải cứ trọng tài chính chạy ra xem video thì VAR mới làm việc.

VAR theo dõi xuyên suốt cả trận đấu.

+ VAR cũng là 1 tổ trọng tài, nên chỉ khi nhận định của tổ VAR khác với tổ trọng tài chính thì họ mới ra tín hiệu.

Trong 4 loại tình huống ở trên, nếu nhận định của tổ VAR khớp với tổ trọng tài chính, thì họ không ra tín hiệu, đồng nghĩa với việc bất chấp ai có ý kiến thế nào thì nhận định của 2 tổ đều so khớp và được coi là chính xác.

+ Nếu không phải 4 loại tình huống trên hay mức độ không nghiêm trọng, VAR không tư vấn hay ra tín hiệu.