"Con quốc quốc" và " Cái gia gia" trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan muốn ám chỉ điều gì?

  1. Văn hóa

"Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta."

----

Học bài thơ này từ lúc cấp 2 mà không hiểu sao vẫn nhớ và ấn tượng tới giờ.

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

văn học

,

thơ văn

,

văn hóa

Quốc là nước, Gia là nhà. Bà Huyện Thanh Quan mượn tiếng kêu con Cuốc cuốc nghe như "quốc quốc" cũng như con Đa đa đọc thanh "da da" và viết thành "gia gia" cho chỉnh với 2 chữ quốc quốc ở câu trên.

Còn việc bà muốn ám chỉ điều gì thì xin ko bàn. Vì mỗi ng mỗi khác, con ng khác nhau sẽ chẳng hiểu được suy nghĩ của nhau, sao có thể biết đc bà suy nghĩ gì mà dám áp đặt rằng bà nghĩ đến điều đó. 😂😂

Trả lời

Quốc là nước, Gia là nhà. Bà Huyện Thanh Quan mượn tiếng kêu con Cuốc cuốc nghe như "quốc quốc" cũng như con Đa đa đọc thanh "da da" và viết thành "gia gia" cho chỉnh với 2 chữ quốc quốc ở câu trên.

Còn việc bà muốn ám chỉ điều gì thì xin ko bàn. Vì mỗi ng mỗi khác, con ng khác nhau sẽ chẳng hiểu được suy nghĩ của nhau, sao có thể biết đc bà suy nghĩ gì mà dám áp đặt rằng bà nghĩ đến điều đó. 😂😂

Con cuốc kêu đến cháy họng, kêu dai dẳng và rất sốt ruột nếu mình nhớ không nhầm. Có sự tích rằng con quốc là do 1 ông vua mất nước oan ức mà hóa thành sau khi chết đi nó rút ruột gan ra kêu cho thấu (bạn thử tìm internet) Còn con kia mình không biết 🙂

"Con quốc quốc" và "cái gia gia" là cách chơi chữ, dùng từ tượng thanh hết sức tinh tế của tác giả. Nếu tinh ý một chút, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những ý thơ trước đã giải nghĩa cho hai cụm từ này: "nước" - "quốc"; "nhà" - "gia". Mình nghĩ đây là cách bộc bạch vô cùng tinh tế của bà về nỗi nhớ triều đại cũ và gia đình mình khi phải lên đường vào Huế theo chỉ thị.