Con người sáng tạo ra AI, vậy tại sao lại phải sợ nó thay thế mình?

  1. Trí tuệ nhân tạo

  2. Chuyển đổi số

  3. Xã hội

AI nói chung và Chat GPT nói riêng đều do con người làm chủ thể sáng tạo và phát triển. Nếu con người ngừng lập trình, hẳn AI cũng kết thúc mà, không phải sao? Quyền sinh quyền sát của AI vẫn hoàn nằm nằm trong tay con người, vậy tại sao con người phải sợ nó thay thế mình cơ chứ?

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

trí tuệ nhân tạo

,

chuyển đổi số

,

xã hội

Bởi vì nó thực sự đáng sợ.

Xem lại cuộc cách mạng công nghiệp và khi công nhân đập phá máy móc. Nó sinh ra để giải phóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc, và nó đưa con người từ nỗi khổ lao động nông nghiệp sang sự cực nhọc nông nghiệp.

Nhiều nghề nghiệp sẽ bị xoá sổ khi AI phát triển, có thể 10% lao động sống sót nhưng 90% còn lại phải chịu thất nghiệp, tìm kiếm một ngành mới và cạnh tranh với robot đang mạnh mẽ lên từng ngày. Tương lai là bất định. Nó sáng sủa khi ta nhìn thấy nhiều của cải vật chất, nhiều sản phẩm nghệ thuật sẽ được tạo ra với ít hơn sức lao động của con người. Nhưng mà mặt tối kèm theo là đa phần chúng ta sẽ phải thích nghi với sự thay đổi hơn là hưởng thụ thành quả của nó. Theo sau cách mạng công nghiệp là thế chiến I và II, theo sau cách mạng AI là gì? 

Những trí tuệ nhân tạo hiện nay là trí tuệ nhân tạo yếu: chúng được điều khiển bởi con người và trợ giúp con người: chúng trao cho những người sử dụng lao động những nguồn lực to lớn với giá rẻ hơn. Bằng cách đó chúng sẽ lấy đi quyền lực của người lao động: tiền, quyền thương thuyết và quyền phản kháng. Hiện tại giữa người và người có chênh lệch giàu nghèo, tương lai có thể là chênh lệch giữa phàm tục với thần thánh hay ma quỷ.

Rồi nếu trí tuệ nhân tạo mạnh xuất hiện. Chúng suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, chúng sẽ làm gì khi biết những kẻ sáng tạo ra chúng yếu đuối, ngu xuẩn hơn chúng vài bậc và hoàn toàn có thể bị chúng xoá sổ khỏi trái đất nếu muốn? 

Trả lời

Bởi vì nó thực sự đáng sợ.

Xem lại cuộc cách mạng công nghiệp và khi công nhân đập phá máy móc. Nó sinh ra để giải phóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc, và nó đưa con người từ nỗi khổ lao động nông nghiệp sang sự cực nhọc nông nghiệp.

Nhiều nghề nghiệp sẽ bị xoá sổ khi AI phát triển, có thể 10% lao động sống sót nhưng 90% còn lại phải chịu thất nghiệp, tìm kiếm một ngành mới và cạnh tranh với robot đang mạnh mẽ lên từng ngày. Tương lai là bất định. Nó sáng sủa khi ta nhìn thấy nhiều của cải vật chất, nhiều sản phẩm nghệ thuật sẽ được tạo ra với ít hơn sức lao động của con người. Nhưng mà mặt tối kèm theo là đa phần chúng ta sẽ phải thích nghi với sự thay đổi hơn là hưởng thụ thành quả của nó. Theo sau cách mạng công nghiệp là thế chiến I và II, theo sau cách mạng AI là gì? 

Những trí tuệ nhân tạo hiện nay là trí tuệ nhân tạo yếu: chúng được điều khiển bởi con người và trợ giúp con người: chúng trao cho những người sử dụng lao động những nguồn lực to lớn với giá rẻ hơn. Bằng cách đó chúng sẽ lấy đi quyền lực của người lao động: tiền, quyền thương thuyết và quyền phản kháng. Hiện tại giữa người và người có chênh lệch giàu nghèo, tương lai có thể là chênh lệch giữa phàm tục với thần thánh hay ma quỷ.

Rồi nếu trí tuệ nhân tạo mạnh xuất hiện. Chúng suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, chúng sẽ làm gì khi biết những kẻ sáng tạo ra chúng yếu đuối, ngu xuẩn hơn chúng vài bậc và hoàn toàn có thể bị chúng xoá sổ khỏi trái đất nếu muốn? 

Chỉ là một nhóm nghề nghiệp nhất định nào đó sẽ bị AI thay thế thôi. Nếu AI có thể hoàn thành công việc nhanh và hiệu quả hơn con người gấp nhiều lần thì người ta vẫn sẽ sử dụng AI chứ, hơn thế nữa lại còn tiết kiệm chi phí nhân công, nên các công ty doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng AI để thay thế con người. Tuy nhiên, cũng có những cái AI chẳng thể làm tốt bằng con người, như công việc dạy học chẳng hạn https://cdn.noron.vn/2023/02/09/13883174014688319-1675937778.jpg

Chỉ có 1 bộ phận người là bị ai thay thế thôi, và bộ phận tạo nên con ai là một bộ phận khác đó.

Con người hiện nay không đoàn kết, mọi người vẫn thích kiểu "đường ai người ấy lo", nên khi 1 nhóm người phát triển sẽ kéo theo đó là sự lạc hậu của những nhóm còn lại.

Cũng giống như ngày trước khi mới có máy móc, một loạt công nhân đã thất nghiệp.

Và "quyền sinh quyền sát của ai" chỉ nằm trong tay 1 nhóm người thôi, vì con người không đoàn kết mà.

Con người không sợ AI, con người sợ chính con người thôi.

Bởi vì "con người" tuy mới nhìn qua thì là một khối thống nhất, nhưng bản chất "con người" là chia rẽ. Sự chia rẽ nhấn chìm con người chứ không phải AI. Thế giới đủ năng lực để tạo ra thực phẩm dư sức nuôi sống cả hành tinh. Ấy vậy mà vẫn có người bị đói. Điều này cho thấy "công nghệ hiện đại" không giúp "con người" mà giúp cho một bộ phận của loài người mà thôi. Nên khi gom chung lại trong từ con người, nghịch lý sẽ luôn xuất hiện như ví dụ về AI và sự nghèo đói.

  1. Những người làm ra AI, điều khiển AI thì đương nhiên là sẽ ko bị thay thế, ít nhất là trong tương lai ngắn hạn. Đám bị thay thế là đội khác; một khi bị đào thải, lại ko đủ trình độ, khả năng để học hỏi những thứ mới để kiếm việc mới thì dẫn đến thất nghiệp, nghèo đói thôi. Một lượng lớn người thất nghiệp là gánh nặng rất lớn cho xã hội.
  2. Các AI dạng như Open AI 5 bên DOTA chẳng hạn, ko cần sự can thiệp của con người, tự nó có khả năng down replay về xem, phân tích, tự đánh với bản thân để tăng trình độ. Cho đến hiện tại, hầu như ko còn team DOTA của con người nào thắng được nó nữa. 

" Cơ sở hạ tầng (năng xuất xã hội) quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng tác động và củng cố kiến trúc thượng tầng"

Trong xã hội nô lệ thì các chủ nô là người dẫn dắt kinh tế phát triển và thành lập nên nhà nước dựa trên nô lệ, trong xã hội phong kiến người tiên phong là các địa chủ sản xuất lương thực cho đất nước và trong thời hiện đại là các nhà tư bản đang là người đem lại sự phát triển kinh tế, thịnh vượng và phát triển công nghệ cho tất cả mọi người và chỉnh phủ luôn phát phiển và hỗ chợ cho họ đểm đem lại sự phát triển cho kinh tế.

NHưng bạn thấy đấy công nghệ và khoa học con người luôn thay đổi và phát triển làm tăng năng suất và thay đổi Cơ sở hạ tầng của con người và cách con người sống, từ luyện đồng và trồng trọt cơ bản khiến chế độ nô lệ ra đời đến việc luyện được sắt và hình thành nông nghiệp đã dẫn đến chế độ phong kiến và hiện tại công nghiệp hóa và hình thành khái niệm khoa học đã tạo ra chế độ tư bản như hiện nay.

Chúng ta đang sống trong một hệ thống xa hội tư bản nơi làm công ăn lương là một phương pháp để kiếm sống của chúng ta và khi chúng ta không thể làm một công việc thường làm để kiếm sống được nữa thì chúng ta sẽ sợ hãi.

"Chúng ta thường sợ thay đổi và phát triển nhưng điều đáng sợ hơn là điều gì sẽ xảy ra nếu không có sự thay đổi và phát triển đó"

Nỗi sợ này giống như việc công nghiệp hóa thời đầu, nếu mọi người đều làm công nhân thì ai tạo ra thức ăn để mọi người sống. Giống như việc loại bỏ nộ lệ thì ai sẽ sản xuất và nuôi sống chúng ta.

Ai sẽ dẫn đến sự thay đổi cho loài người nhưng hiện chưa phải bay giờ khi chúng vẫn còn rất kém.

AI được sinh ra với mục đích hỗ trợ con người, giảm thiểu năng suất hoạt động trong một số nghề nghiệp. AI chỉ phát triển hơn khi và chỉ khi con người quá phụ thuộc vào nó, để trí thông minh nhân tạo phát triển không kiểm soát.

Mấy ngày nay mọi người xôn xao Chat GPT nhưng một gen Z trong đời sống công nghệ phát triển như mình đây còn chẳng thèm quan tâm, bởi mình biết có một số việc AI tuyệt nhiên không thể thay thế con người, điển hình là óc sáng tạo và tư duy. Con người tạo ra được AI thì cũng phải có tính toán và biện pháp dự phòng với nó, còn chúng mình chưa nên lo xa làm gì cho mệt đầu. 

Dù là được sáng tạo ra, nhưng nếu không kiểm soát được nó, thì sợ thôi. Vì AI sẽ đến thời điểm vượt tầm kiểm soát của con người, và khi nó nhận ra chủ nhân của mình quá kém cỏi, nó sẽ đứng nên kiểm soát lại con người 

AI được sinh ra để thúc đẩy xã hội. Được con người lập trình ra với những quy ước kiểm soát. Bởi vậy, con người không cần sợ AI, con người cần thích ứng với AI. Cũng giống như cuộc cách mạng Công Nghiệp, máy móc được sinh ra để giải phóng sức lao động, một bộ phận công nhân lại nghĩ rằng nó cướp đi việc làm nhưng sau đó lại thích nghi và muốn có thêm nhiều máy hỗ trợ hơn nữa.

AI cũng vậy, nó được sinh ra để tạo ra nhiều giá trị cho con người. Nó có thể làm thay công việc của con người trong nhiều lĩnh vực. Khi đó con người sẽ tự thích ứng và nghĩ ra những công việc mà AI không với tới.