Con người nên làm gì với biến đổi khí hậu?
Rất nhiều người và báo chí đề cập đến biến đổi khí hậu và hậu quả của nó. Vậy chúng ta nên làm gì với nó?
Hậu quả của biến đổi khí hậu thì nhiều người cũng biết: Tầng ozone bị lủng và tia cực tím xâm nhập, băng ở cực tan và nước biển dâng, hạn hán kéo dài hơn và nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng,...
Cập nhật 9/8 15:22:
Mình cung cấp thêm ngữ cảnh của câu hỏi này là sau khi thấy tường trình mới nhất của IPCC (Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu thuộc Liên hợp quốc), đề nghị rằng: chúng ta nên ăn ít thịt và các sản phẩm từ sữa hơn, và nên ăn nhiều loại hạt chưa xay xát, các loại đậu đỗ và rau quả. Vì việc này sẽ giúp giảm lượng khí methane thải ra do gia súc và trồng lúa.
khí hậu
,khoa học
Cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn!
Mình thì luôn cho rằng mỗi hành động be bé nho nhỏ đều góp phần tạo ra những kết quả to lớn. Với biến đổi khí hậu, cá nhân mình lựa chọn thực hiện những giải pháp quen thuộc đến mức nhàm chán sau:
- Hạn chế sử dụng phương tiện chạy xăng: bất kể khi nào có thể, mình đều đi bộ, hoặc xe đạp. Với những quãng đường quá xa, hiện mình đang tiết kiệm tiền và cân nhắc mua xe đạp điện hoặc xe máy điện để xài. Thời còn đi du học thì mình luôn cố gắng di chuyển bằng tàu điện, thay vì xe bus, v.v...Hy vọng VN cũng sẽ sớm có tàu điện cho người dân sử dụng.
- Hạn chế đi xe hơi bất cứ khi nào có thể: sử dụng xe hơi ở VN gây ách tắc cực kỳ bởi hệ thống đường phố nước ta quá nhỏ, cộng với mật độ dân số cao. Việc một lượng lớn xe cộ vừa không di chuyển được, vừa không ngừng "nhả" khói ra không khí cũng gây hại cho môi trường.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến từ động vật: vấn đề này thì đã được giải thích bởi link từ IPCC trên. Theo những gì mình biết được thì việc một lượng lớn người dân chuyển sang ăn chay vẫn sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Hy vọng vấn đề này trong tương lai có thể được giới nghiên cứu giải quyết.
- Hạn chế gia tăng dân số: mình thấy các thành phố ít người thì xanh, sạch hơn, ít xe cộ hơn, ít tệ nạn xã hội hơn...thậm chí từng suy nghĩ sẽ chuyển sang sinh sống ở một thành phố không phải trung tâm, để giảm bớt mật độ dân cho những nơi như Saigon, Hanoi :))) đó là chưa kể quá tải dân số còn gây ra nhiều hệ luỵ kinh tế-xã hội khác...
- Hướng đến một cuộc sống bớt vật chất, minimalist hơn, tâm linh hơn: nạp vào ít thì thải ra cũng sẽ ít. Với mình thì sống theo phong cách sống tối giản và ít bám víu vào các nhu cầu vật chất có thể là một giải pháp hữu hiệu ngay cả đối với một vấn đề như ô nhiễm môi trường.
Woo Map
Cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn!
Mình thì luôn cho rằng mỗi hành động be bé nho nhỏ đều góp phần tạo ra những kết quả to lớn. Với biến đổi khí hậu, cá nhân mình lựa chọn thực hiện những giải pháp quen thuộc đến mức nhàm chán sau:
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến từ động vật: vấn đề này thì đã được giải thích bởi link từ IPCC trên. Theo những gì mình biết được thì việc một lượng lớn người dân chuyển sang ăn chay vẫn sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Hy vọng vấn đề này trong tương lai có thể được giới nghiên cứu giải quyết.
- Hạn chế gia tăng dân số: mình thấy các thành phố ít người thì xanh, sạch hơn, ít xe cộ hơn, ít tệ nạn xã hội hơn...thậm chí từng suy nghĩ sẽ chuyển sang sinh sống ở một thành phố không phải trung tâm, để giảm bớt mật độ dân cho những nơi như Saigon, Hanoi :))) đó là chưa kể quá tải dân số còn gây ra nhiều hệ luỵ kinh tế-xã hội khác...
- Hướng đến một cuộc sống bớt vật chất, minimalist hơn, tâm linh hơn: nạp vào ít thì thải ra cũng sẽ ít. Với mình thì sống theo phong cách sống tối giản và ít bám víu vào các nhu cầu vật chất có thể là một giải pháp hữu hiệu ngay cả đối với một vấn đề như ô nhiễm môi trường.
Tạm thời nhiêu đó đã :))) xin chờ thêm các bạn khác nữa cùng tham gia đóng góp giải pháp!Ghost Wolf
Người thường như chúng ta ý hả, ngồi đợi chết vì thiên tai hoặc đợi WW3 nấm trồng khắp nơi reset thế giới. Ai may mắn tồn tại được qua vụ đó sẽ thấy môi trường sẽ tốt lên.
Còn hiện tại thì cái gì mà hạn chế rác thải, hạn chế đồ nhựa, sống xanh bla bla gì đấy chẳng có tác dụng mấy đâu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu là sản phẩm thải ra từ công nghiệp chứ ko phải là rác thải sinh hoạt. Rất tiếc các nước thải ra nhiều nhất lại nhất quyết ko chịu ký hiệp định vì nó ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế và vị thế trên thế giới.
Nguyễn Quang Vinh
Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt đi. Ví dụ tiết kiệm năng lượng (gas, điện,...), hạn chế việc đốt bất cứ thứ gì, hạn chế thải rác ra môi trường và phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng đồ nhựa, nhất là những đồ dùng 1 lần,... Nói chung là hạn chế sử dụng tài nguyên và hạn chế phát thải. Tự mình thực hiện trước sau đó là tuyên truyền cho xung quanh làm theo.
1 người hạn chế thì đúng là ko bao nhiêu, nhưng cũng như việc 1 người nghĩ vứt 1 cái chai nhựa thì ko đáng là bao nhưng 8 tỷ người ai cũng nghĩ vậy thì Trái Đất ngập rác. 8 tỷ người cùng hạn chế thì sẽ kéo dài ngày diệt vong của con người thêm nhiều năm nữa đấy.