Con người có ngủ đông được như gấu?
khoa học
Đầu tiên khẳng định gấu ngủ đông là chưa đúng.
Ngủ đông là trạng thái hạ thân nhiệt ở động vật để giảm mức trao đổi chất.Động vật ngủ đông rất khó bị đánh thức, chúng cần mất nhiều thời gian điều hòa lại cơ thể để tỉnh dậy.
Còn gấu khi ngủ thì nhịp tim giảm nhưng nhiệt độ giảm rất ít và chúng có thể tỉnh lại dễ dàng.Nên gấu chỉ coi là ngủ dài chứ không phải ngủ đông.
Con người thì không thể ngủ đông được rồi vì trái tim con người không thể hoạt động nếu thân nhiệt quá thấp. Nhịp tim được kiểm soát bởi lượng canxi. Nếu có quá nhiều canxi, tim sẽ ngừng hoạt động. Dưới một ngưỡng nhiệt nhất định, trái tim con người không thể loại bỏ lượng canxi thừa, gây ra hiện tượng trụy tim. tim người sẽ ngừng đập nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 28 độ C.
Tim của các loài ngủ đông có thể đập khi thân nhiệt chỉ còn 1 độ C nhờ những bơm đặc biệt để loại bỏ canxi mà con người không có.
Tuy nhiên con người có thể "đóng băng" cơ thể , tương tự như ngủ đông ở động vật :
Các thao tác được thực hiện là tiêm thuốc chống đông máu, đặt cơ thể trong container có carbon dioxide ở nhiệt độ -78°C.
Tiếp theo, cơ thể được xử lý qua 16 quy trình khác nhau để làm cho các tế bào không bị kết tinh. Sau đó, toàn bộ dịch và máu được rút ra khỏi cơ thể và thay bằng chất chống đông. Cuối cùng, cơ thể được treo ngược trong một bồn chứa ni tơ lỏng.
Ngày nay nhiều người bị ung thư già yếu hoặc đã chết chọn cách đóng băng cơ thể chờ hồi sinh sau vài trăm năm nữa, khi khoa học kĩ thuật tiến bộ hơn.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trường Vũ
Các thao tác được thực hiện là tiêm thuốc chống đông máu, đặt cơ thể trong container có carbon dioxide ở nhiệt độ -78°C.
Tiếp theo, cơ thể được xử lý qua 16 quy trình khác nhau để làm cho các tế bào không bị kết tinh. Sau đó, toàn bộ dịch và máu được rút ra khỏi cơ thể và thay bằng chất chống đông. Cuối cùng, cơ thể được treo ngược trong một bồn chứa ni tơ lỏng.
Ngày nay nhiều người bị ung thư già yếu hoặc đã chết chọn cách đóng băng cơ thể chờ hồi sinh sau vài trăm năm nữa, khi khoa học kĩ thuật tiến bộ hơn.