Con người chúng ta sống theo lý trí hay cảm xúc?
Con người chúng ta, theo một khía cạnh nào đó, có thể được xem là giống loài đầu tiên và cũng là duy nhất vào thời điểm hiện tại có khả năng tư duy và suy nghĩ logic. Nhưng liệu chúng ta có thực sự lý trí như chúng ta nghĩ?
Lý do cho câu hỏi này là bởi vì con người chúng ta dường như luôn gặp một sự giằng xé trong nội tâm, giữa những suy tính, những kế hoạch thuần lý trí và cảm xúc của mình.
"Cảm xúc" ở đây có thể được hiểu đơn giản là những ấn tượng hoặc cảm xúc nhất định (yêu thích, có thành kiến, ghét bỏ, sợ hãi...) về một đối tượng nào đó mà chúng ta không thực sự có thể giải thích bằng logic.
Bạn có lý trí như bạn nghĩ?
Để thực hiện bài test này, mời bạn đọc xem xét những câu hỏi sau:
(nguồn: tramdoc.vn)
(nguồn: Kyero.com)
Cả 4 câu hỏi trên, khi đọc lướt qua, chắc hẳn rất ít người trong chúng ta tránh khỏi cảm giác "sao nghe sai sai" - một cảm giác mơ hồ rằng có điều gì đó không phù hợp đạo lý con người trong những câu nói này.
Tuy nhiên, nếu tạm thời gạt bỏ đi khía cạnh cảm xúc và đạo đức, và chỉ xem xét khía cạnh lý trí, thì những câu nói trên không hề phạm bất cứ lỗi logic nào.
Vậy, tại sao chúng ta lại có cảm giác khó chịu khi đọc chúng? Phải chăng lý trí đã bị cảm xúc can thiệp? Và nếu vậy thì tại sao?
Một số dẫn chứng
Hay ví như câu chuyện ăn thịt chó, rõ ràng về mặt logic điều này không hề sai, vì con người đã luôn ăn thịt các loài động vật khác, vậy con chó thì khác gì? Nhiều người nói rằng "có khác chứ, vì chó là bạn của con người", nhưng trên thế giới có biết bao nhiêu người "bầu bạn" với những loài động vật khác, bao gồm cả heo, bò, ngựa, chim chóc...nhưng chúng vẫn bị ăn tất đó thôi?
Cá nhân mình không thích ăn thịt chó, vì mình cũng thấy điều đó "sai sai", nhưng đây chỉ là một dẫn chứng khác cho thấy con người chúng ta thực sự không lý trí như ta tưởng.
Hoặc trong những cuộc tranh luận, nhiều nghiên cứu cho thấy khi lập luận của chúng ta càng bị chứng minh là sai, ta lại càng cố gắng bám víu vào lập luận đó, tự huyễn hoặc rằng nó là đúng, là cái chân lý không thể chối cãi. Đây thực chất là tác phẩm của cảm xúc, của bản ngã trong chúng ta.
Cảm xúc và lý trí - tại sao lại có sự tranh giành này?
Có lẽ hầu hết bạn đọc đều đã từng nghe nói đến lý thuyết: tư duy của con người thực chất được vận hàng bởi 2 hệ thống, thường được gọi đơn giản là Hệ thống 1 và Hệ thống 2 (trong cuốn "Tư duy nhanh và chậm"):
- Hệ thống 1 chịu trách nhiệm những tư duy nhanh, ngay lập tức, mang tính cảm xúc và bản năng là chủ yếu (vd: những phản ứng về tâm lý khi chúng ta cảm thấy đói, chán nản, u sầu, nóng nực...).
- Hệ thống 2 chịu trách nhiệm những tư duy sâu và xa hơn. Đó là khi bạn làm tính nhẩm trong đầu, hoặc lên kế hoạch cho một dự án, một chuyến du lịch...
Ngoài ra, giữa 2 hệ thống này còn có một sự khác biệt: Hệ thống 2 khi được vận hành thường tiêu hao năng lượng nhiều hơn Hệ thống 1. Đây chính là lý do tại sao sau một ngày làm việc (trí óc) căng thẳng, chúng ta luôn cảm thấy đói bụng và mệt mỏi.
Theo lý thuyết trên, con người có khuynh hướng hành động theo mệnh lệnh đến từ Hệ thống 1 nhiều hơn, chủ yếu vì quá trình này tiêu tốn ít nguồn lực của cơ thể hơn.
(nguồn: David Barber)
Chúng ta nên và có thể làm gì?
Có một sự thật là về mặt hiệu suất làm việc (vốn phần lớn dựa trên tư duy Hệ thống 2), con người chúng ta kém xa máy móc, điển hình là máy vi tính và trí tuệ nhân tạo. Một khó khăn khác mà con người chúng ta gặp phải đó là sự lên xuống liên tục và thất thường của cảm xúc. Việc này đôi khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khía cạnh khác của cuộc sống chúng ta.
Để đảm bảo Hệ thống 2 luôn hoạt động đủ tốt, và từ đó cải thiện hiệu suất làm việc, chúng ta cần biết cách chăm sóc cơ thể, và không để cho nó rơi vào trạng thái kiệt quệ năng lượng.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên học cách chấp nhận khuynh hướng hành xử phi lý trí, phi logic của mình. Chúng ta cần học cách chấp nhận tính khó đoán trước trong những hành xử của chính mình và cả những người xung quanh. Đây cũng chính là tiền đề giúp ta trở thành những con người toàn diện hơn.
Nguồn:
cảm xúc hay lý trí
,sống theo cảm xúc
,tư duy nhanh và chậm
,tâm lý học
Con người là hiện thân của cảm xúc, phần lớn quyết định chúng ta dựa trên cảm xúc chứ không phải là lý trí.
Hoàng Vũ Anh
Con người là hiện thân của cảm xúc, phần lớn quyết định chúng ta dựa trên cảm xúc chứ không phải là lý trí.