Con lạc đà?
Lạc đà đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại. Loài vật có khả năng sinh tồn khủng khiếp này là phương tiện chủ lực để đi dọc gần 6500 cây số con đường tơ lụa nối giữa Trung Quốc và La Mã, đem về cho Cleopatra món quà yêu thích của nàng, dù có thời điểm tơ lụa Tàu có giá ngang vàng ròng (nôm na 1 ký lụa bằng 1 ký vàng cho dễ tính). Bàn chân lạc đà được cấu tạo để đi trên cát mà không lún, có bướu mỡ trữ năng lượng để bơm máu và mana khi đói khát, bộ lông dày giúp vượt qua được đêm trường lạnh giá của sa mạc Gobi, có thể thồ khoảng 150kg, quá hoàn hảo cho một siêu xe cổ đại. Một chú lạc đà giảm cân nặng từ 1 tấn xuống 6 tạ nhưng không chết là quá bình thường.
Các chiến binh Mamluk Ai Cập sử dụng lạc đà để tiếp tế đã đánh cho kỵ binh Mông Cổ thua to trong trận Ain Jalut. Tuy nhiên những chú lạc đà lại luôn phải chịu cảnh khốn khổ do nạn đạo tặc hoành hành dọc theo con đường tơ lụa. Chỉ đến khi các thanh niên Mông Cổ kiểm soát gần hết cả thế giới thì mới đỡ, như Marco Polo thoải mái du hành, đem công thức mì Tàu về Ý để sáng chế ra thuỷ tổ của Spaghetti hay Pasta.
Cuộc sống trong đế chế Mông Cổ khá dễ chịu nếu bạn ngoan ngoãn, vì chống đối luật Yassa của Đại Hãn không khác gì tự tay bóp... ***. Thành Cát Tư Hãn cũng sáng tạo ra các dịch trạm Yam để chuyển tin tức từ phương đông sang phương tây tiện lợi hơn, các đạo sĩ Hoa Kỳ đã copy lại để thành lập nên dịch vụ thư tín Pony Express (đọc truyện Lucky Luke bạn sẽ thấy). Cũng con đường tơ lụa đã mang đến châu Âu thảm kịch tồi tệ nhất thời trung cổ "Cái chết đen", biến làng mạc phố thị thành những nghĩa địa đầy xác người. Sau này con đường tơ lụa hoang tàn do Ba Tư đã tự làm ra được sản phẩm này, La Mã không cần chơi hàng made in China nữa.
Thế nhưng ít ai biết đã từng tồn tại con đường hương liệu của người Ả Rập, họp lại thành những thương đoàn caravan chu du khắp sa mạc trên lưng lạc đà. Mỗi khi đêm xuống thì caravan lại quây quần múa hát như những lễ hội nhỏ của dân du mục, ăn một loại bánh mì đặc biệt (mình thấy khá ngon) và thịt nướng. Họ uống nước trong túi da để đảm bảo thật tinh khiết, vì theo Hồi giáo halal nghiêm cấm tín đồ sử dụng thực phẩm bẩn.
Loài người càng ngày càng văn minh hơn nên lối sống cũng tinh tế hơn, họ thích tẩm ướp thực phẩm và hít hà những mùi hương phảng phất. Các công nhân xây kim tự tháp Ai Cập cũng ưa dùng gia vị để sung sức hơn. Ả Rập là những người độc quyền mặt hàng nồng nàn này do nằm ở vị trí cực đẹp giữa 3 châu lục Á Phi Âu, và họ hốt cả đống gia tài nhờ buôn bán. Những gia vị ngon ngọt qua bàn tay tài hoa của các đầu bếp nô lệ Hy Lạp đã thu hút các ông chủ La Mã và họ không tiếc tiền bạc để mua từng kiện cất dùng dần. Mặc dù về sau đã dùng thuyền buồm đi biển thay thế lạc đà để vận chuyển cho nhanh, nhưng người Ả Rập vẫn không ngăn được việc La Mã khám phá ra Ấn Độ để trực tiếp mua gia vị, vĩnh viễn mất đi thế bá chủ thị trường một thời.
lịch sử
Lạc đà là 1 binh chủng quan trọng và làm nên sức mạnh của các chiến binh Arap và đế chế Palmyran
Rukahn
Lạc đà là 1 binh chủng quan trọng và làm nên sức mạnh của các chiến binh Arap và đế chế Palmyran
Người ẩn danh
Lạc đà có 1 khả năng thiên phú nữa đó là đánh hơi nguồn nước. Đi lạc trong sa mạc mà có lạc đà thì có cơ hội tìm được các ốc đảo.