Con Cáy, Mắm Cáy
Ruốc cáy Trung lương
Cáy có hình dạng khá giống con cua, có kích thước nhỏ hơn và có màu đỏ. Con vật này thường sống chủ yếu ở những vùng ven sông với thức ăn là những sinh vật phù du. Mùa cáy sinh trưởng và phát triển nhiều nhất ở Thái Bình là từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Lúc này khi nhiệt độ càng tăng thì chúng càng bò lên khỏi hàng càng nhiều. Để bắt được những con cáy, có thể dùng các cách như: Câu cáy bằng những chiếc cần câu dài chừng 1-2m, hoặc là dùng lờ đơm cáy, những chiếc lờ đan bằng tre, cho mồi vào trong và đặt dưới bãi ven sông hay cạnh bờ ruộng
Mắm cáy là loại mắm được chế biến từ con cáy. Con cáy có hình dạng khá giống với con cua nhưng kích thước nhỏ hơn. Nó sống chủ yếu ở những vùng ven sông và ăn những sinh vật phù du. Cáy có nhiều loại như: cáy đỏ, cáy đen, cáy nâu,… trong đó cáy đỏ dùng làm mắm là ngon nhất. Cứ đến mùa sinh trưởng, khi mà thời tiết trở nên nắng nóng gay gắt, chúng sẽ bò lên khỏi hang càng nhiều, người dân nhân cơ hội này để bắt cáy.
Để bắt được cáy người ta có thể câu, đào lỗ,đánh dậm, bẫy. Mỗi khi mùa nước lên, những người dân ở gần khu vực sông Thái Bình của các huyện Tứ Kỳ,Kinh Môn, Thanh Hà, Kim Thành… lại thi nhau đánh dậm cáy, đó là những huyện có những loại cáy ngon nổi tiếng.Vụ cáy thường bắt đầu từ đầu hè, mỗi ngày, một người đổ cỡ 300 - 400 rọ là được hơn 10 cân cáy. Sau khi đặt rọ ít nhất 2 - 3 tiếng thì đi thu hoạch. Cáy to bắt bán, cáy bé, cáy trứng lại được thả ra, cáy ăn và sống quanh bờ, mùa nước sau lại đánh bắt tiếp. Cứ thế, đây gần như là nguồn tài nguyên tự nhiên, người dân không đánh bắt tận diệt để giữ kế sinh nhai lâu dài.
Tại Thái Bình có 2 loại mắm cáy đó là mắm cáy đó là mắm đặc và mắm trong. Và 2 loại mắm này sẽ có cách làm khác nhau. Với loại mắm đặc khi giã nhuyễn mắm cùng muối. Sau đó dùng vải thô lọc lấy phần nước, cho vào chai lọ để phơi nắng phơi sương. Và chỉ 1 tháng là đã có thể dùng được.