Con Cà Xỉu, nghề bắt Cà Xỉu?

  1. Nông nghiệp

Vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa - Khmer. Trong số những đặc sản "trứ danh" nơi đây không thể không nhắc đến món ăn từ cà xỉu.

Cà xỉu là loài nhuyễn thể có lớp vỏ màu xanh, phần thịt mềm và ngọt. Chúng sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ nên có phần chân dài lộ ra ngoài để dễ dàng tìm kiếm thức ăn.

Cà xỉu
là tên địa phương của một loài thân mềm hai mảnh vỏ

Tên gọi Cà Xỉu là ở miền Tây Nam Bộ. Đối với Miền Bắc chúng có tên gọi khác là “Giá bể”. Ở miền Trung lại có tên khác nữa được gọi là “con dẻ áo”, “con đuôi heo”.

Cà xỉu sống tập trung ở vùng sông, nước lợ, cửa biển, đặc biệt có nhiều ở vùng đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên và là một đặc sản ở nơi này.

Cũng giống như sò, cà xỉu sống ở tầng đáy bùn. Chính vì thế mà chúng có một chiếc “ đuôi” dài để cắm xuống đất để cố định thân và tìm kiếm thức ăn.

Mùa bắt cà xỉu thường bắt đầu từ khoảng tháng 6 cho đến tháng 8 hàng năm

Thọat trông, Cà Xỉu giống như loài sò hai mảnh vỏ nhưng quan sát kỹ thì lại giống loài côn trùng trên cạn. Thân chúng có hình bầu dục, dẹp, vỏ mỏng, có đuôi to dài màu trắng như cọng giá sống cắm sâu xuống đất dùng để di chuyển. Nghe qua cái tên là lạ nhưng Cà Xỉu lại là một loài hải sản phổ biến tại vùng biển Hà Tiên.

Cà xỉu sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ, có nhiều ở vùng đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên. Giống như sò, cà xỉu sống dưới tầng nước bùn, vì thế chúng có râu dài để cắm xuống đất, phục vụ cho mục đích tìm kiếm thức ăn. Mùa cà xỉu rộ lên nhiều từ khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Chúng có tên tiếng Anh là lamp shell, tên khoa học là lingula anatina. Ngoài miền bắc và trung, con giá biển (con dẻ áo) sống ven biển còn cà xỉu ở Kiên Giang có thể sống ở vùng nước lợ, có nhiều bùn. Cà xỉu thuộc hệ “chân-liền-tay” (brachiopod) – phần trên là tay, phần dưới là chân. Nên hai mảnh vỏ của nó có hai chức năng khác nhau, một gọi là mảnh tay che phủ bề mặt bụng con vật; còn mảnh kia gọi là mảnh chân che phủ phần lưng, nơi mọc ra cái chân dài. Nó hoàn toàn khác với nhuyễn thể hai mảnh chỉ che phủ hai bên hông. Hai mảnh vỏ của cà xỉu có bản lề ở phía sau, đóng mở bằng cơ, nhưng luôn luôn trong tư thế mảnh có “chân trụ tấn” cắm xuống đáy nước ở phía dưới, còn mảnh tay ở phía trên. Chỉ có mảnh tay mới cử động để hút nước vào lọc lấy thức ăn rồi phun nước ra. Chúng dễ bị phát hiện là do những tia nước phun ra. Cũng có loại tay-liền-chân không có bản lề, hút nước theo cơ chế khác.

Do môi trường sống, con giá sống ở biển nên chất nhờn để cố định con vật tiết ra từ chân dài không mạnh bằng cà xỉu sống ở những vùng nhiều bùn, vì nền cát biển ít lún hơn. Vỏ cà xỉu cũng là một sự lạ gồm các chất như chitin, protein và calcium phosphate và 50% chất hữu cơ; thành phần hữu cơ làm cho chúng mềm và dẻo. Phía đầu trước cà xỉu hơi vuông có một số râu sờ và đầu sau là nơi mọc cái chân dài nhưng không đẹp bằng chân dài của loài người, kể cả không thể mang vớ nếu có thẹo thọ. Nhưng da chân với chức năng chịu trụ nên rất dày, màu trắng đục, bên trong chân là các cơ màu trắng.

Lingula/giá biển/cà xỉu xuất hiện từ kỳ Cambrian cách đây 541 triệu năm, nên đó là những “hoá thạch sống” đối với các nhà khảo cổ.

Từ khóa: 

nông nghiệp