Cơm Lam, cơm ống tre trúc nứa
Cơm lam là loại
Trước kia, do đòi hỏi của việc làm nương rẫy cùng với tập quán sống du canh du cư, nhiều đồng bào ở Tây Nguyên đã tận dụng những ống tre, ống nứa có sẵn trong rừng để nấu những hạt gạo mà họ mang theo trong suốt mùa làm.
Theo người địa phương, món ăn có xuất phát từ đồng bào dân tộc Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk. Sau này, cơm lam Tây Nguyên được chế biến với nhiều phiên bản khác nhau, nhưng dù thế thì món đặc sản này vẫn có những đặc điểm chung không thể thay đổi.
Tre nứa để nấu cơm lam nhất thiết phải là loại tươi, non bánh tẻ, có màng tre, còn hơi ẩm khi được đốt sẽ thấm vào gạo tạo thành một hương vị quyến rũ của thiên nhiên. Người ta thường vo gạo, lèn vào một ống nứa hở một đầu, bịt lại bằng lá chuối rồi đốt. Có khi người ta dùng ngay nước mưa đọng trong ống nứa cho cơm mang vị ngọt thiên nhiên. Mỗi ống cơm thường đủ cho một người ăn. Người ta gác một cái kiềng để có thể đặt được vài ống cơm và có thể xoay đi xoay lại cho cơm khỏi cháy và chín đều. Thường phải mất khoảng một tiếng cho cơm chín.
Khâu tiếp theo là chọn gạo nếp. Đây là khâu rất quan trọng vì nó quyết định độ dẻo độ ngon của cơm lam. Muốn lam ngon phải chọn gạo nương mới gặt và phải đúng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm
Trong cuốn
Để cho món cơm lam ngon, người Thái không đổ nhiều gạo mà cách miệng ống khoảng một đoạn để khi gạo chín sẽ nở đầy kín miệng ống.Sau đó dùng lá chuối đậy kín miệng ống rồi nướng trên lửa. Khi nướng liên tục xoay ống nứa để cơm được chín đều. Đến khi thấy hơi nước bốc ra từ miệng nắp có mùi thơm là cơm lam đã chín. Sau đó chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng. Khi ăn bóc vỏ và ăn cùng với muối vừng sẽ rất ngon.
"Ngày xưa,
Theo những lời kể của các già làng thì ngày xưa đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu trong ở rừng, ở trên các định núi cao, cuộc sống du canh du cư theo mùa vụ nên không nơi nào họ ở được đến hai mùa nương dẫy, do đặc điểm của nương dẫy là độ dốc cao nên sau khi canh tác và thu hoạch thì vùng đất đó không còn màu mỡ như trước nữa và đồng bào biết nếu còn canh tác tiếp thêm một mùa vụ nữa thì sẽ không thu hoạch được như mùa trước.
Cứ như thế, hôm nay ở núi này ngày mai lại ở ngọn núi khác, nên cuộc sống của đồng bào rất khó khăn và thiếu thốn đủ thứ, từ việc làm nhà cửa cũng rất tạm bợ, đến đồ dùng trong nhà như xoong, nồi, bát… cực kỳ thiếu thốn vì thế đông bào đã nghĩ ra nhiều cách nấu ăn trong hoàn cảnh không có những vật dụng cần thiết đó, sau khi thu hoạch mùa vụ hạt thóc đã được đâm chày thành hạt gạo và ở nơi núi rừng luôn có sẵn gỗ, cây nứa, cây mét…
Và từ đó đồng bào đã nghĩ ra một cách làm cho gạo chín thành cơm mà không cần đến xoong hay nồi là sau khi ngâm gạo thì cho gạo vào trong ống nứa, rồi cho nước vào trong ống, và cuối cùng là cho ống nứa vào đống lửa vừa nướng vừa xoay, dùng ngón tay ấn thấy mềm đến đau là cơm đã chín đến đó hoặc khi thấy mùi thơm của cơm thì cũng lúc cơm đã chín và sau đó chỉ cần bóc vỏ nứa đi là có cơm ăn.
Cách nấu đó vừa nhanh vừa tiện mà cơm lại rất thơm và ngon, được đồng bào duy trì cho đến ngày nay và gọi đó là cơm lam. Từ “lam” là cách nói của đồng bào Thái và nó không phải là danh từ, mà là một động từ theo tiếng Kinh thì có nghĩa là “nướng”. Nguồn gốc ra đời của món cơm lam đặc sản là vậy.