Có thực sự tiền đến với chúng ta khi chúng ta tạo ra giá trị cho người khác?

  1. Tư duy

Liệu đó có phải là cách lập nghiệp bền vững?

Mình thấy nhiều doanh nhân chia sẻ là muốn tạo ra thứ này thứ nọ cho xã hội nhưng họ vẫn chưa phân biệt được rằng, họ đang phục vụ lợi ích của cộng đồng (tức là đem lại giá trị cho người khác) hay họ đang làm vì đam mê, vì đáp ứng được nhu cầu được thoã mãn ước mơ của họ. Nhưng mình thấy, nếu muốn thực sự thành công thì thoã mãn đam mê của mình là chưa đủ. Chúng ta cần một động cơ lớn hơn: phục vụ lợi ích của người khác và thậm chí coi nó là kim chỉ nan để vận hành công ty của mình.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là: Có phải khi muốn kiếm được tiền và thành công trong lĩnh vưc của mình, chúng ta chỉ nên tập trung vào việc mang lại giá trị cho người khác và gác lại niềm vui và đam mê của bản thân một chút? Và phải chăng nó là mô hình kinh doanh bền vững?

Từ khóa: 

giá trị

,

tư duy

Mình nghĩ tập trung vào việc chinh phục, phục vụ và thoã mãn đam mê của bạn thân thì có gì sai đâu? Làm việc mà cứ nhất nhất hướng về người khác như thế thì liệu còn có động cơ để làm việc? 

Trả lời

Mình nghĩ tập trung vào việc chinh phục, phục vụ và thoã mãn đam mê của bạn thân thì có gì sai đâu? Làm việc mà cứ nhất nhất hướng về người khác như thế thì liệu còn có động cơ để làm việc? 

Chúng ta chỉ thực sự thành công một cách vang dội khi hướng đến việc phục vụ lợi ích của người khác. Tại sao lại nói như vậy, bởi vì kinh doanh không đơn giản như chúng ta nghĩ. Có thể bạn làm vì đam mê, vì ước mơ và khát vọng của mình nhưng thực tế cho thấy, chúng ta không thể tạo được thành công nếu cứ chăm chú vào việc thoã mãn nhu cầu của mình. Apple thành công vì tạo ra những chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn, tiện lợi, Facebook ra đời để thoả mãn nhu cầu được kết nối giữa người với người thời hiện đại,...Chẳng phải những điển hình của thành công kia đều hướng đến con người hay không? Thậm chí để bán được hàng, người ta cũng bỏ ra một khoản tiền lớn cho việc Marketing - quá trình thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mà đề ra những chiến lược hiệu quả. Thế nên là, đôi khi để vươn đến thành công, chúng ta phải tạm gác lại niềm đam mê, sở thích của mình đã. 

Chúng ta chỉ nên làm theo sở thích của mình khi mà đã đạt được dư gải về vật chất. Ví dụ, khi đạt được thành công nhất định trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta có thể theo đuổi thứ mà chúng ta cũng đồng thời thích như vẽ tranh, sáng tác nhạc mà không phải chịu sức ép từ cái gì cả.