"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" Câu nói này có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chúng ta?
Ý nghĩa của câu nói này là gì, và tại sao thành ngữ này lại được người Việt chúng ta lại tin dùng đến vậy? Mình thấy Châu Á có rất nhiều thứ liên quan đến tâm linh, thần,... Nên mọi người kể cả không theo đạo vẫn có những tín ngưỡng nhất định vào tâm linh. Mình mong được nghe các ý kiến cùng chiều và trái chiều của các bạn về câu nói này!
thờ
,thiêng
,kiêng
,lành
,tâm linh
,tâm sự cuộc sống
Điều này bắt nguồn từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tức là người ta coi cái gì cũng có linh hồn. Nên bạn thấy là Châu Á của chúng ta có rất nhiều thần: thần đá, thần mây, thần cây, thần sông, thần biển v.v... nên với tư duy thực dụng người ta nghĩ rằng muốn an ổn, thuận và lợi thì nên khéo thờ phụng để không làm mất lòng các thế lực này. Rồi ông bà ta theo kinh nghiệm chủ nghĩa nữa nên thường nhắc lại từ đời nọ sang đời kia thành ra nó có một uy lực tác động đến suy nghĩ rồi từ suy nghĩ ấy tác động đến hành dộng của người ta.
Thờ với kiêng có chừng mức thì cũng không sao nhưng sa đà quá thành mê tín thì thiệt người tốn của. Có thờ thì thờ cha mẹ có kiêng thì kiêng làm điều ác thế là đủ.
Tiên Tích Tầm Long
Điều này bắt nguồn từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tức là người ta coi cái gì cũng có linh hồn. Nên bạn thấy là Châu Á của chúng ta có rất nhiều thần: thần đá, thần mây, thần cây, thần sông, thần biển v.v... nên với tư duy thực dụng người ta nghĩ rằng muốn an ổn, thuận và lợi thì nên khéo thờ phụng để không làm mất lòng các thế lực này. Rồi ông bà ta theo kinh nghiệm chủ nghĩa nữa nên thường nhắc lại từ đời nọ sang đời kia thành ra nó có một uy lực tác động đến suy nghĩ rồi từ suy nghĩ ấy tác động đến hành dộng của người ta.
Thờ với kiêng có chừng mức thì cũng không sao nhưng sa đà quá thành mê tín thì thiệt người tốn của. Có thờ thì thờ cha mẹ có kiêng thì kiêng làm điều ác thế là đủ.