Có thiên thạch nào rơi xuống trái đất hay chưa?

  1. Khoa học

Từ xưa đến giờ không biết có thiên thạch nào rơi xuống trái đất chưa, thiên thạch kích thước nhỏ cũng được? Hay chỉ có kiểu thiên thạch lớn, khổng lồ chưa kịp rơi đã bị NASA đánh cho tan nát rồi?

Từ khóa: 

khoa học

Rất nhiều bạn à. Không biết từ đâu bạn nghe nói NASA đánh chặn đc thiên thạch chứ thực tế, NASA chỉ theo dõi đc các thiên thạch thôi, nhưng cũng chỉ 1 số lượng hạn chế các thiên thạch lớn, đc mệnh danh là Sát thủ không gian, chứ mấy cái nhỏ nhỏ thì ko đủ năng lực để theo dõi, chưa nói đến việc đánh chặn.

Còn các thiên thạch rơi xuống Trái Đất thì rất nhiều, mỗi ngày có 1 lượng tính bằng trăm tấn chứ chẳng ít, nhưng hầu hết đã bị đốt cháy trong khí quyển do ma sát, cái dễ thấy nhất chính là sao băng.

Còn lại thì có các thiên thạch nổi tiếng như vụ đâm thiên thạch cách đây 65 triệu năm tại bán đảo Yucatan là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long. Hay như sự kiện Tunguska đc cho là 1 thiên thạch phát nổ trên không. Hay gần đây nhất là sự kiện thiên thạch Chelyabinsk ở Nga, 1 thiên thạch đường kính tầm 17m, nặng tầm 10.000 tấn nổ tung trên bầu trời, ở độ cao tầm 25-30km, mà làm sơ sơ có 1.200 người bị thương do sóng xung kích, năng lượng nó sinh ra đâu khoảng 1/2 Megaton, gấp mấy chục lần trái bom nguyên tử thả xuống Nhật trong Thế Chiến II. Nó mà đáp đất là thiệt hại khó đếm. Và cũng lưu ý, thiên thạch này nhỏ hơn khá nhiều so với những thiên thạch mà NASA theo dõi đc (khoảng 150m trở lên).

Do đó, thiên thạch đã, đang và sẽ rơi xuống Trái Đất, hằng ngày, hằng giờ, ở mọi kích thước. Còn NASA, ko thể phủ nhận nỗ lực, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể đánh chặn đc bất cứ thiên thạch nào.

Trả lời

Rất nhiều bạn à. Không biết từ đâu bạn nghe nói NASA đánh chặn đc thiên thạch chứ thực tế, NASA chỉ theo dõi đc các thiên thạch thôi, nhưng cũng chỉ 1 số lượng hạn chế các thiên thạch lớn, đc mệnh danh là Sát thủ không gian, chứ mấy cái nhỏ nhỏ thì ko đủ năng lực để theo dõi, chưa nói đến việc đánh chặn.

Còn các thiên thạch rơi xuống Trái Đất thì rất nhiều, mỗi ngày có 1 lượng tính bằng trăm tấn chứ chẳng ít, nhưng hầu hết đã bị đốt cháy trong khí quyển do ma sát, cái dễ thấy nhất chính là sao băng.

Còn lại thì có các thiên thạch nổi tiếng như vụ đâm thiên thạch cách đây 65 triệu năm tại bán đảo Yucatan là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long. Hay như sự kiện Tunguska đc cho là 1 thiên thạch phát nổ trên không. Hay gần đây nhất là sự kiện thiên thạch Chelyabinsk ở Nga, 1 thiên thạch đường kính tầm 17m, nặng tầm 10.000 tấn nổ tung trên bầu trời, ở độ cao tầm 25-30km, mà làm sơ sơ có 1.200 người bị thương do sóng xung kích, năng lượng nó sinh ra đâu khoảng 1/2 Megaton, gấp mấy chục lần trái bom nguyên tử thả xuống Nhật trong Thế Chiến II. Nó mà đáp đất là thiệt hại khó đếm. Và cũng lưu ý, thiên thạch này nhỏ hơn khá nhiều so với những thiên thạch mà NASA theo dõi đc (khoảng 150m trở lên).

Do đó, thiên thạch đã, đang và sẽ rơi xuống Trái Đất, hằng ngày, hằng giờ, ở mọi kích thước. Còn NASA, ko thể phủ nhận nỗ lực, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể đánh chặn đc bất cứ thiên thạch nào.