Có thật là đi chùa sẽ được Đức Phật phù hộ độ trì?
Nhân dịp tôi đi cùng bố mẹ đi chùa và bảo khấn xin Đức Phật che chở, phù hộ độ trì cho nên tôi tìm hiểu thì thấy phật Thích Ca Mâu Ni không có quyền năng gì để mà che chở, phù hộ, các bạn đọc đúng nhận sai cấm cãi. Đây là tôi chỉ nói về đạo Phật thôi, chứ ko phải đạo Mẫu nhé, chùa VN hay có cả 2 nên đừng nhầm lẫn:
1. Thích Ca Mâu Ni là thầy giáo chứ ko phải người cai quản: Phật Thích Ca là hoàng tử, ổng tu tập và ngồi dưới gốc cây bồ đề và giác ngộ. Từ giác ngộ ổng đi truyền đạt tư tưởng mà ổng nghĩ ra. Điều này hoàn toàn khác với đạo thiên chúa khi mà Chúa là đấng toàn năng, có sức mạnh để abcxyz, Phât Thích ca chỉ đơn giản là người đã ngộ ra và đi dạy lại. Ổng không có magic kiểu như Chúa nên nếu mà bạn có cầu khấn mạnh và ổng có nghe đc thì ổng cũng ko giúp gì đc.
2. Thế đi chùa để làm gì: Về cơ bản chùa là nơi để tu tập, tức là hiểu nôm na là trường học để mình học tư tưởng của Thích Ca. Và tư tưởng của đạo Phật là Thích Ca chỉ giảng dạy thôi, còn nếu bạn không TU TẬP thì bạn cũng chả làm đc cái gì cả -> Bạn có đi chùa thắp 10 bó hương mà không tự tập luyện thì cũng bằng không. Đặc biệt là quên mấy cái chùa xây theo phong cách bà Tân, siêu to siêu khổng lồ.
3. Thế đi chùa cứ "Nam mô A Di Đà" -> ông này là ai và có quyền hạn gì? -> Về cơ bản, Phật = người đã giác ngộ, Phật đơn giản là người đã giác ngộ lâu lắm rồi, Phật đi sang 1 vương quốc gọi là Tây phương cực lạc rồi. Tây Phương Cực Lạc là đâu, có xa như tiểu vương quốc Long Biên ko? Đạo phật tin vào kiếp luân hồi, khi mà ng ta chết đi, sẽ đầu thai kiếp sau, cứ luân hồi như vậy đến khi tu tập đủ thì chết đi mới đến đc Tây Phương. Tức là Phật ở chỗ mà nếu bạn đủ giỏi thì chết rồi bạn mới đến đc, nên thành ra Phật cũng ko cai quản cái chỗ bạn sống.
--> Túm váy cho các con giời: đi chùa khấn loạn lên chả có ý nghĩa gì cả vì những người mà bạn khấn ở đấy ko có quyền năng thay đổi cuộc đời.
tâm linh
,tôn giáo
cái này nó liên quan đến niềm tin, kể cả phật hay là chúa. Người ta tìm đến tôn giáo cốt cũng là để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, khi mà người ta không còn chỗ nào để dựa dẫm nữa thì sẽ tìm đến phật, đến chúa, đến các vị thánh thần. Khi gặp chuyện khó khăn thì người ta tin rằng chỉ cần mình thành tâm, đức phật sẽ chứng giám.
Bùi Xuân Vy
cái này nó liên quan đến niềm tin, kể cả phật hay là chúa. Người ta tìm đến tôn giáo cốt cũng là để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, khi mà người ta không còn chỗ nào để dựa dẫm nữa thì sẽ tìm đến phật, đến chúa, đến các vị thánh thần. Khi gặp chuyện khó khăn thì người ta tin rằng chỉ cần mình thành tâm, đức phật sẽ chứng giám.
MẪN NHI
hơi lạc đề 1 tý nma tất cả tín ngưỡng tôn giáo đều vậy chứ ko riêng gì phật giáo. mình feel tôn giáo nó như một cái ranh giới để giúp những c.ng, níu giữ cái thiện và đẩy lùi cái ác. đó là đối vs 1 số ng. kiểu trc kia họ sống này nọ hay gì gì đó nma có thể nhờ tôn giáo họ đc tốt hơn. có thể nghe kiểu như ko đc bền vững và từ tâm lắm nma việc đó tốt cho xã hội và chẳng sao cả. nma cái nào cg có 2 mặt vì tôn giáo nó nằm ở niềm tin nên nhiều ng tin quá thì kiểu bạo động rồi làm đi sai lệch so vs cái bản chất của tôn giáo đó. có ng ko tin thì lại ghét tôn giáo hoặc là ko muốn tin. tin hay ko thì tùy vào mỗi người thôi miễn không làm hại ai, không vi phạm pháp luật và đạo đức là đc.
Nguyễn Hữu Hoài
Ghost Wolf
1. Siddhartha Gautama, Jesus Christ, Muhammad,... về cơ bản đều là người có thật trong lịch sử, nhưng họ chết lâu lắm rồi, người chết già, người thì bị treo lên cọc và xiên.
2. Bản thân đội kia lúc còn sống cũng chẳng có quyền phép gì đặc biệt cả, có thể coi là các nhà triết học cổ, nhiều kiến thức, tiến bộ hơn người cùng thời thôi. Lúc chết rồi, đám con nhang, đệ tử thần thánh hóa họ lên để làm công cụ tuyên truyền lôi kéo thành viên. Bảo đội đấy "phù hộ" cho tiền tài, sức khỏe, kiến thức... nghe hoang đường lắm.
3. Ko có ai lên chùa khấn vái, cúng dường, quyên góp thì miếu đổ chùa nát, đội "tu tập" cả ngày ngồi gõ mõ niệm kinh "chết đói".
4. Nếu bạn đã tin vào cái gọi là lục đạo luân hồi, nhân quả version pg, nghiệp báo gì đó thì cúng dường khấn vái có vẻ ko sai đâu. Nó là dạng niềm tin kiểu làm thế sẽ bớt "nghiệp", tương lai hay kiếp sau nào đó sẽ khá hơn, cúng nhiều có nhiều sư tụng kinh "độ" cho bạn; nó cũng giống kiểu đội tcg xưng tội và xin Chúa (mục sư) tha tội đó.
Lê Đức
Vũ Ngọc
Thái Lương Phú
Eva Chia Sẻ
Thiên Tân
Cảm ơn bạn Huy Quang. Bạn đã có cái nhìn rất trực quan về văn hoá tâm linh. Song bởi quan diểm cá nhân người ta thường khó chấp nhận vì họ bị trói buộc trong tư tưởng cố hữu và truyền thống của họ.
Khoảng 2600 năm trước đã được ghi chép trong Kinh Thánh về việc làm ra và thờ lạy các thần tượng như vậy rồi.
Giê-rê-mi 10: 2 Đức Giê-hô-va phán như vầy: Chớ tập theo tục của các dân ngoại, chớ sợ các dấu trên trời, mặc dầu dân ngoại nghi sợ các dấu ấy.3Vì thói quen của các dân ấy chỉ là hư không.Người ta đốn cây trong rừng, tay thợ lấy búa mà đẽo;4 rồi lấy bạc vàng mà trang sức; dùng búa mà đóng đinh vào, đặng khỏi lung lay.5 Các thần ấy tiện như hình cây chà là, không biết nói, không biết đi, nên phải khiêng. Đừng sợ các thần ấy, vì không có quyền làm họa hay làm phước........