Có sự khác nhau trong tín ngưỡng thờ tổ nghề ở cả 3 miền Việt Nam hay không?

  1. Văn hóa

  2. Xã hội

  3. Tôn giáo

Từ khóa: 

tín ngưỡng thờ tổ nghề

,

văn hóa

,

xã hội

,

tôn giáo

Thờ tổ nghề là truyền thống lâu đời ở Việt Nam, với mong muốn nhờ sự phù hộ của tổ nghề giúp cho ngành nghề phát triển, người làm nghề có được cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc. Tổ nghề là người sáng lập và truyền bá một nghề nào đó cho dân làng mà nó vẫn duy trì đến sau này mà nơi đó hay được gọi là làng nghề.

Về cơ bản thì tín ngưỡng thờ tổ nghề ở 3 miền là tương tự nhau nhưng vẫn có 1 vài nơi có tín ngưỡng khác biệt hơn chút do văn hoá của nơi đó.

Ví dụ như, nếu tổ nghề kim hoàn người Việt ở miền Bắc, Trung và một số tỉnh miền Nam thờ ông tổ họ Cao, Trần, Huỳnh… thì Miếu Kim Hoàn Sóc Trăng lại thờ tổ người Việt lẫn Hoa. Điều này cho thấy sự tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất đa thần, sự kín đáo, dung nạp mọi tôn giáo, luôn tin tưởng vào sự gia ân, oai lực của tất cả thánh thần tiên phật. Vì vậy họ không hề phân biệt ông tổ nghề kim hoàn của mình là người Việt hay Hoa.

https://cdn.noron.vn/2022/04/12/lg20201007tonghe-1649750844_1024.jpg

Ngoài ra ở các làng nghề Việt Nam, dân làng ở một vài nơi đặc biệt hơn lập bàn thờ vị tổ nghề tại gia, nhưng phổ biến nhất vẫn là lập miếu, đền, đình để thờ tổ nghề riêng của làng nghề mình. Đặc biệt, ở nhiều làng, có những vị tổ nghề còn được dân làng tôn làm Thành Hoàng làng, tức là vị thần linh cai quản làng, là thần hộ mệnh, phù hộ và che chở cũng như ban phúc cho dân làng.

Trả lời

Thờ tổ nghề là truyền thống lâu đời ở Việt Nam, với mong muốn nhờ sự phù hộ của tổ nghề giúp cho ngành nghề phát triển, người làm nghề có được cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc. Tổ nghề là người sáng lập và truyền bá một nghề nào đó cho dân làng mà nó vẫn duy trì đến sau này mà nơi đó hay được gọi là làng nghề.

Về cơ bản thì tín ngưỡng thờ tổ nghề ở 3 miền là tương tự nhau nhưng vẫn có 1 vài nơi có tín ngưỡng khác biệt hơn chút do văn hoá của nơi đó.

Ví dụ như, nếu tổ nghề kim hoàn người Việt ở miền Bắc, Trung và một số tỉnh miền Nam thờ ông tổ họ Cao, Trần, Huỳnh… thì Miếu Kim Hoàn Sóc Trăng lại thờ tổ người Việt lẫn Hoa. Điều này cho thấy sự tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất đa thần, sự kín đáo, dung nạp mọi tôn giáo, luôn tin tưởng vào sự gia ân, oai lực của tất cả thánh thần tiên phật. Vì vậy họ không hề phân biệt ông tổ nghề kim hoàn của mình là người Việt hay Hoa.

https://cdn.noron.vn/2022/04/12/lg20201007tonghe-1649750844_1024.jpg

Ngoài ra ở các làng nghề Việt Nam, dân làng ở một vài nơi đặc biệt hơn lập bàn thờ vị tổ nghề tại gia, nhưng phổ biến nhất vẫn là lập miếu, đền, đình để thờ tổ nghề riêng của làng nghề mình. Đặc biệt, ở nhiều làng, có những vị tổ nghề còn được dân làng tôn làm Thành Hoàng làng, tức là vị thần linh cai quản làng, là thần hộ mệnh, phù hộ và che chở cũng như ban phúc cho dân làng.