Có sự khác biệt nào giữa hai nền văn hóa Đông và Tây?

  1. Phong cách sống

slide-globalization2

Ảnh: redsvn.net

Không đơn giản chỉ là sự khác biệt về phương, hướng; mà sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Đông Tây thể hiện ở rất nhiều góc độ, khía cạnh. Có thể kể ra một vài sự khác biệt như sau:

1. Về cách bày tỏ quan điểm:

Nếu như người phương Tây được cho là bộc trực, thẳng thắn, có gì nói nấy không dấu giếm, không vòng vo khi thể hiện suy nghĩ của mình; thì người phương Đông lại hoàn toàn khác. Mỗi một ý kiến được đưa ra phải rào trước đón sau, mở đầu bao giờ cũng phải thật lịch sự, văn hoa vì sợ làm mất lòng người nghe. Nhiều lúc rất phức tạp, nghĩ một đằng nói/làm một nẻo.

2. Về lối sống:

Ở phương Tây, "cái tôi" rất được tôn trọng. Điển hình ở châu Âu hay châu Mỹ, mỗi người là một cá thể có chính kiến riêng, sống độc lập và không phụ thuộc vào bất cứ ai. Trong khi đó, ở phương Đông, một người cần sống vì cộng đồng, vì dư luận, và cái “tôi” chỉ là một phần nhỏ trong cái “chúng ta”.

3. Về thời gian:

Nếu người phương Tây luôn đúng giờ và luôn xem việc đến trễ là điều tối kị, trong suy nghĩ của họ không bao giờ có cái gọi là giờ “cao su” hay tình trạng để người khác bị "leo cây", thì người châu Á nói riêng và người phương Đông nói chung lại xem những hành động này là bình thường!

4. Về phương thức làm việc:

Người phương Tây đa số làm việc với sự liên kết một cách mạch lạc và có hệ thống; trong khi đó người phương Đông lại có cách tổ chức khá rối rắm và nhằng nhịt theo cách "râu ông nọ cắm cằm bà kia".

5. Về cách biểu lộ cảm xúc:

Người phương Tây nghĩ gì nói nấy, thích thì nhích, thẳng thắn thừa nhận mọi cảm xúc, không dối lòng; Còn ngược lại người phương Đông lại có tâm lý “sự thật mất lòng”, thường giấu giếm cảm xúc thật của mình.

6. Về cách xếp hàng:

Người phương Đông đa số dường như không có khái niệm xếp hàng. Trong khi tại các nước phương Tây như châu Âu-Mỹ, hình ảnh những đoàn người đứng chờ mua hàng hay lên xe bus chẳng có gì là ngạc nhiên.

7. Về thể hiện cái tôi cá nhân:

Như đã nói ở trên, trong suy nghĩ của đa số người phương Đông, cộng đồng/dư luận luôn quan trọng hơn cá nhân. Và với người phương Đông, thường thì cái tôi cá nhân sẽ bị dẹp qua một bên để tránh sự thật mất lòng. Trong khi đó người phương Tây thì chỉ có thói quen cho người khác "uống thuốc đắng" nếu đụng đến cái tôi cá nhân của họ.

8. Ngày cuối tuần của bạn:

Người phương Tây đa số chọn ở nhà vào mỗi buổi cuối tuần để vui vẻ cùng gia đình; còn người phương Đông lại thích dạo phố, tụ tập bạn bè nhậu nhẹt trải nghiệm sự đông đúc của phố phường.

9. Về tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp:

Người châu Âu, Mỹ thường vô cùng hâm mộ những người có làn da bánh mật, sô cô la, đen duyên đen dáng, bởi họ coi đó là những người khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Trong khi đó, người châu Á lại thích thú khi sở hữu một làn da “trắng như trứng gà bóc” hơn.

10. Về cách giải quyết khó khăn:

Người phương Tây thường sử dụng phương pháp trực tiếp để tiếp cận vấn đề, còn người phương Đông thì khoái cách vòng vo Tam quốc hơn.

Bạn có đồng ý với những sự khác biệt nói trên? Bạn có cho rằng nên thay đổi phong cách sống Đông cho giống Tây và Tây cho giống Đông, hay tốt hơn hết là kết hợp phong cách sống giữa Đông và Tây?

660x380_660-20180702152038

Ảnh minh họa: bestie.vn

Và, phong cách sống của bạn thiên về Đông và Tây hơn? :)

Từ khóa: 

văn hóa đông tây

,

phong cách sống

,

văn hóa phương đông

,

văn hóa phương tây

,

cái tôi cá nhân

,

phong cách sống

Bài phân tích về những Khác Biệt giữa văn hoá Đông và Tây! Hầu như chính xác 👍

Trả lời

Bài phân tích về những Khác Biệt giữa văn hoá Đông và Tây! Hầu như chính xác 👍

Mình nghĩ nền văn hóa, văn minh nào cũng có ưu/nhược điểm riêng. Không có nền văn hóa, văn minh nào tốt hơn cũng như không có nền văn hóa, văn minh nào tệ hơn.

bài viết mang tính 1 chiều tốt nhất k nên đọc mọi người ạ

Đó hẳn là sự khác biệt tựa như Đông Tà Tây Độc :3 Một sự khác biệt để phân biệt. Không nhất thiết phải dung hòa lẫn nhau, nếu xét thấy không phù hợp. Hãy cứ để Đông là Đông, Tây là Tây. Để Mặt trời mọc và lặn đúng theo quy trình :v

Phương Đông và Phương Tây là 2 cực văn hóa. Có thể nói phương Tây thế nào cứ lộn ngược lại là thành phương Đông. 2 bên đều có điểm phù hợp với phong tục, đặc điểm mỗi bên. Tất nhiên có những cái có thể giao hòa để có thể học hỏi cho cả đôi bên nhưng ko phải là hầu hết mọi cái. Vì vậy, quá áp đặt 1 bên cho bên kia sẽ ko khỏi gây ra sự phản cảm. Tốt nhất hãy suy xét cho kỹ để dung hòa, tiếp nhận tránh trở nên lạc lõng như người mà đòi xuống đại dương sống chung với cá vậy.

Mình thích hầu hết các nét văn hóa phương Tây. Nhưng nếu cho mình chọn, mình lại chọn sống ở phương Đông. 😂 Bản thân mình nghiêng nhiều về các biểu hiện của một nền văn hóa Phương Đông, nhưng đại khái là thỉnh thoảng mình cũng muốn có chút gì đó Tây phương, ngắn gọn súc tích chứ không rề rà rỉ rả mệt cả đđầu. :)

Có thể thấy nội dung chính của bài viết là bàn về cái Tôi ở 2 nền văn minh .

Người phương Tây cái Tôi của họ cao một cách có trách nhiệm . Không dùng cái Tôi của cá nhân làm ảnh hưởng cái Tôi của người khác . Điều đó dẫn đến cách nhìn về tâm lý của họ nó đa chiều nhưng lại ít có chiều sâu .

Người phương Đông cái Tôi cực cao đến cực đoan ,sẵn sàng "trà đạp" cái Tôi người khác để thể hiện cái Tôi chính mình . Tuy nhiên lại mang đến sự gắn kết ngạc nhiên như mớ dây rối không thể tháo gỡ , và ở một khía cạnh nào đó thì đấy lại là một lợi thế . 

 Vui một chút ở Pic minh họa : 

  • Phương Tây : Hey! Bạn khỏe không . Đơn giản chỉ là sự quan tâm ban đầu , thể hiện sự tôn trọng riêng tư của người đối diện . 
  • Phương Đông : "... ".  Không đơn giản là chào hỏi nữa . Theo nghĩa tích cực thì nó hiện sự quan tâm sâu sắc ( cái này trong dấu ? ) .Theo nghĩa tiêu cực nó như xoáy vào toàn bộ cuộc sống riêng tư của người đối diện . 


Mình là người phương Đông nhưng ngày cuối tuần chỉ thích ru rú ở nhà thôi này. Đâu có thích dạo phố hay tụ tập bạn bè gì đâu? 🤔