Cơ sở tên gọi các ngày trong tuần?
Mọi người có nghĩ tên gọi của các ngày trong tuần có liên quan gì đến thiên văn học, các hành tinh, ngôi sao không?
khoa học
Người Babylon và Assyria bằng mắt thường quan sát và nhận ra quy luật chuyển động của bảy “hành tinh” trên bầu trời (với họ Mặt Trăng cũng là một hành tinh như Mặt Trời). Họ dùng tên của bảy hành tinh đó để đặt tên cho cho bảy ngày.
Ngày nay tên của các ngày trong tuần vẫn còn dấu vết trong những ngôn ngữ như Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha …
Chủ nhật là Mặt Trời (Sun, Sunday), Thứ hai là Mặt Trăng (Moon, Monday), Thứ ba là Sao Hỏa (Mars, Mardi), Thứ tư là Sao Thủy (Mercury, Mercredi), Thứ năm là là Sao Mộc (Jupiter, Jeudi), Thứ sáu là Sao Kim (Venus, Vendredi), Thứ bảy là Sao Thổ (Saturn, Saturday)
Nhưng tại sao ở Việt Nam chúng ta gọi tên các ngày trong tuần bằng số thứ tự: thứ hai, thứ ba, thứ tư…?
Đó là vì trong tiếng Bồ Đào Nha tên của ngày trong tuần là số thứ tự (ordinal number): thứ hai, thứ ba thứ tư … Các giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha đã mang tên gọi đó vào trong tiếng Việt. Ngôn ngữ “chợ phiên” của thương cảng Bồ Đào Nha đã đi vào ngôn ngữ của thương cảng Đàng Trong (Hội An) và ở lại với chúng ta đến ngày hôm nay.
Thứ hai: Segunda-feira (trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa đen là phiên chợ thứ hai: second fair).
Thứ ba: Terça-feira (nghĩa đen là phiên chợ thứ ba: third fair)
Thứ tư: Quarta-feira (ta có thể thấy chữ quarta quen thuộc, nó chính là phiên chợ thứ tư)
Thứ năm: Quinta-feira, Thứ sáu: Sexta-feira, Thứ bảy: Sábado, và Chủ nhật: Domingo.
Tại sao Monday lại là phiên chợ thứ hai mà không phải thứ nhất. Đó là vì ngày thứ nhất là ngày của Chúa, trong tiếng Bồ Đào Nha là Domingo. Từ Domingo này có gốc Latin là domini, nghĩa là God’s day. Khi du nhập vào tiếng Việt nó trở thành Chúa Nhật (Chủ Nhật). Còn thứ bảy thì sao, thứ bảy tiếng Bồ Đào Nha là Sábado, vay từ tiếng Do Thái Sabbath.
Trong lịch Do Thái tuần bắt đầu từ ngày thứ Một và kết thúc bằng ngày Sabbath (là ngày sau ngày Thứ sáu). Tên các ngày trong tuần là số thứ tự: Rishon ראשון, Sheni שני, Shlishi שלישי, Revi’i רביעי, Hamishi חמישי, Shishi שישי, Shabat שבת, có nghĩa là first, second, third, fourth, fifth, sixth, và Sabbath.
Chúa Kitô chết ngày thứ sáu và sống lại ba ngày sau, tức vào ngày Một. Dương lịch (lịch tây) do các nhà truyền giáo của Giáo hội Công giáo truyền vào nước ta nên còn được gọi là Công lịch, còn ngày Sunday được gọi là Chúa nhật (ngày của Thiên Chúa, đấng làm Chủ bầu trời, để tránh xung đột với Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn làm chủ mặt đất lúc bấy giờ). Sau này Chúa nhật bị chuyển hóa thành Chủ nhật.
Trong chữ Hán, Chúa và Chủ là một từ: 主. Chữ Chủ này cũng là chữ chủ trong dân chủ: 民主. Nên chủ nhật, hay chúa nhật, chữ Hán ghi giống nhau là 主日, nó cũng có nghĩa đen là lấy mặt trời làm ông chủ của các vị thần.
Ngày nay trong lịch Việt Nam chúng ta gọi tên các ngày trong tuần theo số thứ tự giống người Bồ Đào Nha và người Do Thái; chỉ khác là chúng không có ngày Sabbath mà thay vào đó là ngày Thứ bảy. Chúng tà cũng không có ngày Thứ Nhất, thay vào đó chúng ta gọi là ngày Chủ Nhật, gốc gác là ngày của Chúa (Domingo trong tiếng Bồ Đào Nha).
Việc du nhập tây lịch vào cũng làm thay đổi ý nghĩa của chữ tuần. Chữ tuần trong tiếng Việt có gốc từ chữ Hán 旬 là chữ chỉ một chu kỳ 10 ngày. Khi nói thượng tuần, người xưa nói đến 10 ngày đầu tiên của tháng.
Bài viết giải thích chi tiết nguồn gốc của các con số và cách đếm khá dài, mọi người có thể đọc bản đầy đủ tại đây:
Đặng Ngọc Trâm
Người Babylon và Assyria bằng mắt thường quan sát và nhận ra quy luật chuyển động của bảy “hành tinh” trên bầu trời (với họ Mặt Trăng cũng là một hành tinh như Mặt Trời). Họ dùng tên của bảy hành tinh đó để đặt tên cho cho bảy ngày.
Ngày nay tên của các ngày trong tuần vẫn còn dấu vết trong những ngôn ngữ như Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha …
Chủ nhật là Mặt Trời (Sun, Sunday), Thứ hai là Mặt Trăng (Moon, Monday), Thứ ba là Sao Hỏa (Mars, Mardi), Thứ tư là Sao Thủy (Mercury, Mercredi), Thứ năm là là Sao Mộc (Jupiter, Jeudi), Thứ sáu là Sao Kim (Venus, Vendredi), Thứ bảy là Sao Thổ (Saturn, Saturday)
Nhưng tại sao ở Việt Nam chúng ta gọi tên các ngày trong tuần bằng số thứ tự: thứ hai, thứ ba, thứ tư…?
Đó là vì trong tiếng Bồ Đào Nha tên của ngày trong tuần là số thứ tự (ordinal number): thứ hai, thứ ba thứ tư … Các giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha đã mang tên gọi đó vào trong tiếng Việt. Ngôn ngữ “chợ phiên” của thương cảng Bồ Đào Nha đã đi vào ngôn ngữ của thương cảng Đàng Trong (Hội An) và ở lại với chúng ta đến ngày hôm nay.
Thứ hai: Segunda-feira (trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa đen là phiên chợ thứ hai: second fair).
Thứ ba: Terça-feira (nghĩa đen là phiên chợ thứ ba: third fair)
Thứ tư: Quarta-feira (ta có thể thấy chữ quarta quen thuộc, nó chính là phiên chợ thứ tư)
Thứ năm: Quinta-feira, Thứ sáu: Sexta-feira, Thứ bảy: Sábado, và Chủ nhật: Domingo.
Tại sao Monday lại là phiên chợ thứ hai mà không phải thứ nhất. Đó là vì ngày thứ nhất là ngày của Chúa, trong tiếng Bồ Đào Nha là Domingo. Từ Domingo này có gốc Latin là domini, nghĩa là God’s day. Khi du nhập vào tiếng Việt nó trở thành Chúa Nhật (Chủ Nhật). Còn thứ bảy thì sao, thứ bảy tiếng Bồ Đào Nha là Sábado, vay từ tiếng Do Thái Sabbath.
Trong lịch Do Thái tuần bắt đầu từ ngày thứ Một và kết thúc bằng ngày Sabbath (là ngày sau ngày Thứ sáu). Tên các ngày trong tuần là số thứ tự: Rishon ראשון, Sheni שני, Shlishi שלישי, Revi’i רביעי, Hamishi חמישי, Shishi שישי, Shabat שבת, có nghĩa là first, second, third, fourth, fifth, sixth, và Sabbath.
Chúa Kitô chết ngày thứ sáu và sống lại ba ngày sau, tức vào ngày Một. Dương lịch (lịch tây) do các nhà truyền giáo của Giáo hội Công giáo truyền vào nước ta nên còn được gọi là Công lịch, còn ngày Sunday được gọi là Chúa nhật (ngày của Thiên Chúa, đấng làm Chủ bầu trời, để tránh xung đột với Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn làm chủ mặt đất lúc bấy giờ). Sau này Chúa nhật bị chuyển hóa thành Chủ nhật.
Trong chữ Hán, Chúa và Chủ là một từ: 主. Chữ Chủ này cũng là chữ chủ trong dân chủ: 民主. Nên chủ nhật, hay chúa nhật, chữ Hán ghi giống nhau là 主日, nó cũng có nghĩa đen là lấy mặt trời làm ông chủ của các vị thần.
Ngày nay trong lịch Việt Nam chúng ta gọi tên các ngày trong tuần theo số thứ tự giống người Bồ Đào Nha và người Do Thái; chỉ khác là chúng không có ngày Sabbath mà thay vào đó là ngày Thứ bảy. Chúng tà cũng không có ngày Thứ Nhất, thay vào đó chúng ta gọi là ngày Chủ Nhật, gốc gác là ngày của Chúa (Domingo trong tiếng Bồ Đào Nha).
Việc du nhập tây lịch vào cũng làm thay đổi ý nghĩa của chữ tuần. Chữ tuần trong tiếng Việt có gốc từ chữ Hán 旬 là chữ chỉ một chu kỳ 10 ngày. Khi nói thượng tuần, người xưa nói đến 10 ngày đầu tiên của tháng.
Bài viết giải thích chi tiết nguồn gốc của các con số và cách đếm khá dài, mọi người có thể đọc bản đầy đủ tại đây:
Tại sao Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư? | Blog của Xu
5xublog.wordpress.com
Đặng Lê Anh Khoa
Khác với cách gọi tên khá đơn giản trong tiếng Việt của chúng ta, tên ban đầu các ngày trong tuần (từ chủ nhật đến thứ bảy) trong văn hóa của các quốc gia châu Âu có ý nghĩa rõ nét, cùng nguồn gốc với tên gọi quen thuộc của các thiên thể. Chủ nhật là ngày được coi là đặc biệt nhất trong tuần được các nền văn hóa chọn cho cái tên đặc biệt nhất. Trong tiếng Anh chủ nhật là Sunday có ý nghĩa là ngày của Mặt Trời. Trong khi đó, nhiều nền văn hóa khác ở châu Âu thì ngày này lại được lấy theo ý nghĩa là ngày của Chúa (Lord's day), do đó nó được lấy theo tên của thánh Dominic.
Thứ hai là ngày đầu tiên trong tuần, được lấy theo tên của Mặt Trăng (đứng ngay bên cạnh Mặt Trời), trong tiếng Anh là Monday (lấy theo Moon - Mặt Trăng), tiếng Pháp là Lundi, tiếng Tây Ban Nha là Lunes, tiếng Ý là Lunedi, đều có nghĩa là Mặt Trăng. Thứ ba, tiếng Anh là Tuesday. Trong thần thoại La Mã, thần chiến tranh là Mars, tên này được đặt cho hành tinh thứ 4 của Hệ Mặt Trời là Sao Hỏa. Thứ Tư - Wednesday trong tiếng Anh để chỉ thứ tư tương ứng với từ gốc là woden. Đây là tên vị thần đứng đầu thiên đình trong thần thoại của người Anglo- Saxon/Teutonic. Vị thần này tương ứng trong văn hóa Bắc Âu là Odin, Hy Lạp là Zeus, tiếng Latin tương ứng là Jupiter, được đặt tên cho hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời là Sao Mộc. Thứ năm trong tiếng Anh là Thursday, là tên gọi của thần cai quản sấm sét trong thần thoại Bắc Âu - Thor.
Thứ sáu tiếng Anh là Friday, lấy theo tên của Freya - nữ thần tình yêu và sắc đẹp, thủ lĩnh của các Valkyrie trong thần thoại Bắc Âu. Tương tự trong tiếng Pháp, Vendredi, hay tiếng Ý là Venerdi đều lấy từ Venus, nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại La Mã. Thứ bảy là ngày cuối cùng trong tuần, tiếng Anh là Saturday, tiếng Pháp là Samedi, tiếng Tây Ban Nha là Sasbado... đều có chung nguồn gốc là từ Saturn - cha đẻ của thần Jupiter trong thần thoại La Mã, đây là cái tên được đặt cho hành tinh thứ sáu trong Hệ Mặt Trời là Sao Thổ.