Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Nó gắn liền với phân công lao động xã hội. Do đó, bất bình đẳng diễn ra không giống nhau ở các xã hội khác nhau. Đặc biệt, ở những xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội phát triển cao, sự phân công lao động càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt. Những nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, gắn liền với đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,… Trong từng thời kỳ, cơ sở tạo nên bất bình đẳng cũng có sự khác nhau. Một số yếu tố trở nên mạnh mẽ vào giai đoạn này nhưng lại ít ảnh hưởng trong giai đoạn khác. Bất bình đẳng tồn tại và đi liền với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội. Tuy nhiên, dù nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học quy chúng vào ba nhóm cơ bản, đó là những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh hưởng chính trị. Những cơ hội trong cuộc sống là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của nhóm xã hội bất kể thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong xã hội, một nhóm người có thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại không. Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng. Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc.[3] Trong một xã hội cụ thể, nếu sự khác nhau về cơ hội của một nhóm người là do nguyên nhân khách quan tạo nên thì ngược lại, bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận. Nó có thể là bất kỳ thứ gì được một nhóm xã hội cho là ưu việt và các nhóm xã hội còn lại thừa nhận. Trong thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng căn bản nhất của địa vị xã hội. Ngoài ra, các thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chuyên môn, mức lương, gia đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận sự ưu việt đó. Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi từ các quyết định. Trong thực tế, bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ ưu thế vật chất hay địa vị cao. Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân giữ chức vụ chính trị cao. Tóm lại, cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó. Gốc rễ của bất bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.
Trả lời
Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Nó gắn liền với phân công lao động xã hội. Do đó, bất bình đẳng diễn ra không giống nhau ở các xã hội khác nhau. Đặc biệt, ở những xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội phát triển cao, sự phân công lao động càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt. Những nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, gắn liền với đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,… Trong từng thời kỳ, cơ sở tạo nên bất bình đẳng cũng có sự khác nhau. Một số yếu tố trở nên mạnh mẽ vào giai đoạn này nhưng lại ít ảnh hưởng trong giai đoạn khác. Bất bình đẳng tồn tại và đi liền với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội. Tuy nhiên, dù nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học quy chúng vào ba nhóm cơ bản, đó là những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh hưởng chính trị. Những cơ hội trong cuộc sống là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của nhóm xã hội bất kể thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong xã hội, một nhóm người có thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại không. Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng. Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc.[3] Trong một xã hội cụ thể, nếu sự khác nhau về cơ hội của một nhóm người là do nguyên nhân khách quan tạo nên thì ngược lại, bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận. Nó có thể là bất kỳ thứ gì được một nhóm xã hội cho là ưu việt và các nhóm xã hội còn lại thừa nhận. Trong thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng căn bản nhất của địa vị xã hội. Ngoài ra, các thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chuyên môn, mức lương, gia đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận sự ưu việt đó. Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi từ các quyết định. Trong thực tế, bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ ưu thế vật chất hay địa vị cao. Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân giữ chức vụ chính trị cao. Tóm lại, cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó. Gốc rễ của bất bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.