Cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trung Quốc hiện có số lượng điện thoại di động hoạt động nhiều nhất thế giới, với trên 1 tỷ người sử dụng tính đến tháng 2 năm 2012.[232] Quốc gia này cũng đứng đầu thế giới về số người sử dụng Internet và băng thông rộng,[233] với trên 591 triệu người sử dụng Internet tính đến năm 2013, tương đương khoảng 44% dân số toàn quốc.[234] Một báo cáo vào năm 2013 biểu thị rằng tốc độ đường truyền Internet trung bình toàn quốc là 3,14 MB/s.[235] China Telecom và China Unicom là hai nhà cung cấp băng thông rộng lớn nhất thế giới, chiếm 20% số thuê bao băng thông rộng toàn cầu. China Telecom phục vụ trên 50 triệu thuê bao băng thông rộng, con số của China Unicom là trên 40 triệu (đến năm 2010).[236] Một số công ty viễn thông của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Huawei và ZTE, bị cáo buộc làm gián điệp cho quân đội Trung Quốc.[237] Trung Quốc đang phát triển hệ thống định vị vệ tinh riêng được đặt tên là Bắc Đẩu.[238] Kể từ cuối thập niên 1990, mạng lưới đường bộ quốc gia của Trung Quốc được mở rộng đáng kể thông qua thiết lập một mạng lưới quốc đạo và công lộ cao tốc. Năm 2011, các quốc đạo của Trung Quốc đạt tổng chiều dài 85.000 km (53.000 mi), trở thành hệ thống công lộ dài nhất trên thế giới.[239] Trung Quốc sở hữu thị trường lớn nhất thế giới đối với ô tô, vượt qua Hoa Kỳ về cả bán và sản xuất ô tô. Số xe bán được trong năm 2009 vượt quá 13,6 triệu[240] và dự đoán đạt 40 triệu vào năm 2020.[241] Trong các khu vực đô thị, xe đạp vẫn là một phương tiện giao thông phổ biến, tính đến năm 2012, có khoảng 470 triệu xe đạp tại Trung Quốc.[242] Một đoàn tàu trên đường sắt Thanh-Tạng năm 2008, đây là tuyến đường sắt nằm trên độ cao lớn nhất thế giới. Hệ thống đường sắt Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, nằm trong số các hệ thống nhộn nhịp nhất trên thế giới.[243][244] Tính đến năm 2013, mạng lưới đường sắt Trung Quốc có tổng chiều dài 103.144 km (64.091 mi), xếp hạng ba trên thế giới.[245] Năm 2013, đường sắt Trung Quốc vận chuyển khoảng 2,106 tỷ lượt hành khách, khoảng 3,967 tỷ tấn hàng hóa.[246] Hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc bắt đầu được xây dựng từ đầu thập niên 2000, xếp hàng đầu thế giới về chiều dài với 11.028 kilômét (6.852 dặm) đường ray vào năm 2013.[247] Mạng lưới đường ray đường sắt cao tốc được dự tính đạt khoảng 16.000 km (9.900 mi) vào năm 2020.[248] Tính đến tháng 5 năm 2014, 20 thành phố tại Trung Quốc có hệ thống đường sắt đô thị đã đi vào hoạt động, dự tính sẽ có thêm nhiều thành phố sở hữu hệ thống này cho đến năm 2020.[249] Tính đến năm 2012, Trung Quốc có 182 cảng hàng không thương mại, và trên hai phần ba số cảng hàng không được xây dựng trên toàn cầu trong năm 2013 là tại Trung Quốc,[250] và Boeing cho rằng phi đội thương mại hoạt động tại Trung Quốc sẽ tăng từ 1.910 trong năm 2011 lên 5.980 vào năm 2031.[250] Khoảng 80% không phận của Trung Quốc vẫn bị hạn chế cho sử dụng quân sự, và các hãng hàng không Trung Quốc chiếm tám trong số mười hãng hàng không châu Á tệ nhất về phương diện trì hoãn.[251] Trong năm 2013, Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh xếp hạng nhì thế giới về vận chuyển hành khách. Trung Quốc có trên 2.000 cảng sông và cảng biển, khoảng 130 trong số đó mở cửa cho thuyền ngoại quốc. Năm 2012, các cảng Thượng Hải, Hồng Kông, Thâm Quyến, Ninh Ba-Chu Sơn, Quảng Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân, Đại Liên xếp hàng đầu thế giới về vận chuyển số lượng container và trọng tải hàng hóa.
Trả lời
Trung Quốc hiện có số lượng điện thoại di động hoạt động nhiều nhất thế giới, với trên 1 tỷ người sử dụng tính đến tháng 2 năm 2012.[232] Quốc gia này cũng đứng đầu thế giới về số người sử dụng Internet và băng thông rộng,[233] với trên 591 triệu người sử dụng Internet tính đến năm 2013, tương đương khoảng 44% dân số toàn quốc.[234] Một báo cáo vào năm 2013 biểu thị rằng tốc độ đường truyền Internet trung bình toàn quốc là 3,14 MB/s.[235] China Telecom và China Unicom là hai nhà cung cấp băng thông rộng lớn nhất thế giới, chiếm 20% số thuê bao băng thông rộng toàn cầu. China Telecom phục vụ trên 50 triệu thuê bao băng thông rộng, con số của China Unicom là trên 40 triệu (đến năm 2010).[236] Một số công ty viễn thông của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Huawei và ZTE, bị cáo buộc làm gián điệp cho quân đội Trung Quốc.[237] Trung Quốc đang phát triển hệ thống định vị vệ tinh riêng được đặt tên là Bắc Đẩu.[238] Kể từ cuối thập niên 1990, mạng lưới đường bộ quốc gia của Trung Quốc được mở rộng đáng kể thông qua thiết lập một mạng lưới quốc đạo và công lộ cao tốc. Năm 2011, các quốc đạo của Trung Quốc đạt tổng chiều dài 85.000 km (53.000 mi), trở thành hệ thống công lộ dài nhất trên thế giới.[239] Trung Quốc sở hữu thị trường lớn nhất thế giới đối với ô tô, vượt qua Hoa Kỳ về cả bán và sản xuất ô tô. Số xe bán được trong năm 2009 vượt quá 13,6 triệu[240] và dự đoán đạt 40 triệu vào năm 2020.[241] Trong các khu vực đô thị, xe đạp vẫn là một phương tiện giao thông phổ biến, tính đến năm 2012, có khoảng 470 triệu xe đạp tại Trung Quốc.[242] Một đoàn tàu trên đường sắt Thanh-Tạng năm 2008, đây là tuyến đường sắt nằm trên độ cao lớn nhất thế giới. Hệ thống đường sắt Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, nằm trong số các hệ thống nhộn nhịp nhất trên thế giới.[243][244] Tính đến năm 2013, mạng lưới đường sắt Trung Quốc có tổng chiều dài 103.144 km (64.091 mi), xếp hạng ba trên thế giới.[245] Năm 2013, đường sắt Trung Quốc vận chuyển khoảng 2,106 tỷ lượt hành khách, khoảng 3,967 tỷ tấn hàng hóa.[246] Hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc bắt đầu được xây dựng từ đầu thập niên 2000, xếp hàng đầu thế giới về chiều dài với 11.028 kilômét (6.852 dặm) đường ray vào năm 2013.[247] Mạng lưới đường ray đường sắt cao tốc được dự tính đạt khoảng 16.000 km (9.900 mi) vào năm 2020.[248] Tính đến tháng 5 năm 2014, 20 thành phố tại Trung Quốc có hệ thống đường sắt đô thị đã đi vào hoạt động, dự tính sẽ có thêm nhiều thành phố sở hữu hệ thống này cho đến năm 2020.[249] Tính đến năm 2012, Trung Quốc có 182 cảng hàng không thương mại, và trên hai phần ba số cảng hàng không được xây dựng trên toàn cầu trong năm 2013 là tại Trung Quốc,[250] và Boeing cho rằng phi đội thương mại hoạt động tại Trung Quốc sẽ tăng từ 1.910 trong năm 2011 lên 5.980 vào năm 2031.[250] Khoảng 80% không phận của Trung Quốc vẫn bị hạn chế cho sử dụng quân sự, và các hãng hàng không Trung Quốc chiếm tám trong số mười hãng hàng không châu Á tệ nhất về phương diện trì hoãn.[251] Trong năm 2013, Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh xếp hạng nhì thế giới về vận chuyển hành khách. Trung Quốc có trên 2.000 cảng sông và cảng biển, khoảng 130 trong số đó mở cửa cho thuyền ngoại quốc. Năm 2012, các cảng Thượng Hải, Hồng Kông, Thâm Quyến, Ninh Ba-Chu Sơn, Quảng Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân, Đại Liên xếp hàng đầu thế giới về vận chuyển số lượng container và trọng tải hàng hóa.