Có phải Triết học Mác-Lenin đã lỗi thời không?

  1. Xã hội

Thế giới ngày càng phát triển với sự đi lên của khoa học - công nghệ làm thay đổi nhận thức nhiều giá trị lịch sử, chính trị.

Một số bộ phận đã nảy sinh những quan điểm về chủ nghĩa Mác - Lênin rằng:

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn vai trò chỉ đạo, soi đường đối với cách mạng và kiến thiết mà chỉ là một “học thuyết ảo tưởng” về một xã hội không có thực; rằng, chỉ có chủ nghĩa tư bản (CNTB) mới là “giá trị đích thực”, là “nấc thang tiến bộ nhất” của nhân loại.

Từ những quan điểm và nhận thức đó, họ đổ mọi “tội lỗi” cho lý luận mácxít về những thiếu sót, khuyết điểm của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực, đòi xét lại, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến tới xóa bỏ triệt để con đường đi lên CNXH ở các nước đang triển khai xây dựng.

Vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin có phải đã lỗi thời?

https://cdn.noron.vn/2023/02/16/3277839495845284731185998919467685761611441n-1676535025_1024.jpg
Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

Đã gọi là học thuyết thì nó có thể đúng và nó có thể sai...hơn nữa nó có thể đúng trong từng giai đoạn...từng bối cảnh lịch sử và sẽ sai ở một thời điểm khác...một bối cảnh lịch sử khác. Cái sai duy nhất là chúng ta lại ngộ nhận nó như là một chân lý đã rất đúng đắn và buộc phải đi theo...cái lỗi là ở người hiểu chứ không phải ở người viết ra. 
Trả lời
Đã gọi là học thuyết thì nó có thể đúng và nó có thể sai...hơn nữa nó có thể đúng trong từng giai đoạn...từng bối cảnh lịch sử và sẽ sai ở một thời điểm khác...một bối cảnh lịch sử khác. Cái sai duy nhất là chúng ta lại ngộ nhận nó như là một chân lý đã rất đúng đắn và buộc phải đi theo...cái lỗi là ở người hiểu chứ không phải ở người viết ra. 

Theo mình thì không thể nói triết học Mác Lenin đã lỗi thời vì chủ nghĩa Mác - Lênin vì là khoa học và cách mạng triệt để nên nó giải quyết tất cả những vấn đề đặt ra của lịch sử, những yêu cầu tiến bộ của nhân loại, dù ở phương Đông hay phương Tây, như chính giá trị đích thực của bản thân nó.

Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh từ khi hình thành, phát triển và được xác lập vào cuối thế kỷ XIX, thì hệ thống những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê nin ngày càng được chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống, được thừa nhận rộng rãi và trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên các châu lục và của các đảng tiên phong, kể cả là ở Việt Nam hay bất cứ quốc gia, dân tộc nào hay ở châu lục nào.

Quan điểm trên chỉ là thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo một cách giáo điều về chủ nghĩa Mác Lê nin, đặc biệt là sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ. Rõ ràng ở các nước tư bản, chủ nghĩa Mác Lê nin vẫn được ưa chuộng, cái này chắc nhiều người không biết chứ theo thăm dò của tờ Tạp chí Spiegel (Đức) thì C. Mác được ưa chuộng một cách ngạc nhiên - hơn 50% số người dân Tây Đức nói rằng, “sự phê phán của C. Mác đối với chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị”, và thậm chí hơn 56% cho rằng, “chủ nghĩa xã hội là một tư tưởng hay nhưng thực hành tồi”; và C. Mác trong giới trẻ còn nhận được sự đồng tình cao hơn nữa.

Thực tế thì các quan điểm triết học chỉ định ra một phương hướng để đi theo, nhưng vấn đề là không có một lượng nào đo đủ để đạt tới độ biến đổi về chất lên chủ nghĩa xã hội. Giả sử đích chủ nghĩa xã hội tồn tại, tất cả mọi thứ phân chia đều không cầnthiết vì quá dư thừa, như vậy con người sẽ không còn mục đích sống nữa. Con người có mục đích sống do có sự hữu hạn của thế giới vật chất trong phạm vi hiểu biết của con người, nên luôn muốn tăng phạm vi hiểu biết lên, tăng lượng của cải vật chất. Chủ nghĩa xã hội là một cái đích vô cùng mà chúng ta không thể đạt tới được, vì tại điểm đạt tới đó, cũng có nghĩa con người sẽ bị hủy diệt. Theo quan điểm của mình, thế giới sẽ tồn tại nhiều chiều hướng chính là từ sự hữu hạn của một thành phần nào đó. Hãy thử nghĩ:
- Tôn giáo ra đời do sự hạn chế về sức mạnh, về hiểu biết nguồn gốc của bản thân con người, hay nói cách khác là hạn chế về ý thức.
- Chủ nghĩa xã hội ra đời do sự hạn chế về nguồn tài nguyên, hay nguồn vật chất.
CNXH không phải là sai hay đúng do chúng ta không bao giờ đạt tới được, mà nó là 1 dấu mốc, mà người ta đặt tên cho nó, dù có phủ nhận thì nó vẫn ở đó.
Các học thuyết không lỗi thời, mà là trường hợp đặc biệt trong một học thuyết lớn hơn ở thời điểm hiện tại.
Chủ nghĩa Mác-Lenin không lỗi thời nếu ta đủ hiểu rõ bản chất của nó một cách đầy đủ. Đáng buồn thay, người hiểu rõ và ý thức nhanh nhất về chủ nghĩa xã hội của Mác-Lenin lại không phải là các nước XHCN mà là các nước Tư Bản CN chính vì vậy mà chúng ra sức bóp chết các mầm mống "Đỏ" ngay từ khi xuất hiện đơn giản kể đến như một số cuộc chiến tranh "nóng" thời chiến tranh lạnh như ở Afganistan, Việt Nam(VNDCCH-VNCH), Campuchia (Lon Nol-Pol Pot), chiến tranh Triều Tiên, có thể thấy trong thời kỳ chiến tranh lạnh, CNTB ra sức ngăn cản, giết chết CNXH một cách công khai với tên gọi: "Ngăn chặn luồng sóng Cộng Sản". Mà cũng chả cần nói đâu xa, nơi Mác sinh ra, nước Đức và bên cạnh đó là toàn châu Âu đã thực hiện các biện pháp chống CNXH kể từ khi nó được ra đời. Thậm chí ông chủ lớn của TBCN lại có một nước đi khôn ngoan hơn là đáp ứng điều kiện của giai cấp Công Nhân (Mỹ thêm ngày 1 tháng 5 vào ngày lễ Quốc Tế Lao Động, giảm thời gian làm việc xuống 8 tiếng 1 ngày, điều chỉnh mức lương,...) chỉ để giữ chân công nhân và lúc này khi người công nhân khi đã được thỏa mãn nhu cầu của mình thì họ sẽ không chống lại CNTB nữa mà tiếp tục phục vụ lợi ích của tầng lớp Tư Sản sau đó CNTB chuyển sang hình thức lao động mới là bóc lột theo năng suất bằng cách là lắp ráp dây chuyền với nhiều loại máy móc và con người kết hợp buộc con người phải đủ nhanh để theo kịp tiến độ của máy như vậy thì năng suất sẽ cao mà năng suất cao đồng nghĩa với nhiều sản phẩm mà nhiều sản phẩm thì lại có nguồn cung cho thị trường từ đó giàu lên.

Chừng nào nó còn được áp dụng vào thực tiễn, chừng đó nó vẫn chưa lỗi thời.

Tuy nhiên, một số quan điểm dần không đứng vững được trước sự phân tích và khám phá của con người. Ví dụ nhận định về sự phát triển của xã hội là sự đi lên tất yếu từ xã hội nô lệ đến cộng sản. Tuy nhiên, có thể chưa đạt đến cộng sản đã quay về thời đồ đá. 
Song, một hệ thống triết học không dễ dàng sụp đổ một cách hoàn toàn, trừ khi nguyên tắc chi phối chủ đạo của nó bị sụp đổ.

Nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin là "nguyên tắc quan điểm duy vật lịch sử". Nguyên tắc này cho rằng lịch sử là quá trình phát triển của xã hội, và các thay đổi trong lịch sử xảy ra do các lực lượng vật chất và kinh tế xã hội, chứ không phải là do các lực lượng tinh thần và ý niệm. Điều này có nghĩa là các sự kiện lịch sử, bao gồm cả cuộc cách mạng xã hội, không xảy ra bởi vì ý niệm hay tư tưởng của con người, mà là do sự đấu tranh giữa các giai cấp và lực lượng xã hội.
Tuy không thể nhận định xã hội sẽ luôn luôn phát triển, nhưng chừng nào còn sự đấu tranh, bất công, bất bình đẳng về quyền và lợi ích kinh tế giữa các thành phần xã hội thì chừng đó sự ra đời nhà nước mới là điều không tránh khỏi.

Không có "chủ nghĩa Mác - Lênin " nào cả, chỉ có triết học Mác-lenin thôi. Khi thấy bài của bạn thì tôi hiểu rằng bạn không biết hoặc chưa tìm hiểu kĩ về lịch sử, cái thời mà chưa có chủ nghĩa xã hội, chưa có chủ nghĩ mác-lenin, sao bạn không tự hỏi thời đó chủ nghĩa tư bản đã tồn tại, và sự tồn tại của nó cũng không giúp ích cho cuộc sống nhân dân các nước đó, họ vẫn đói khổ, thất nghiệp...vv.. Khi đã hiểu rõ thì hãy tự trả lời, triết học mác-lenin không chỉ được công nhân ở các nước chủ nghĩa xã hội, mà nó còn được công nhân ở nước ngoài, nên không thể tất cả bọn họ đều là người ngu chứ ?

Theo tôi đúng là chủ Mác-Lenin đã lỗi thời rồi, lý do là như sau nhé:

- Chủ nghĩa Mác-Lenin lấy giai cấp vô sản bao gồm công, nông làm lực lượng lãnh đạo nhân dân chính. Ở thời điểm đó chưa có sự phát triển của KHCN nên lao động chân tay vẫn chiếm phần lớn, còn ở thời nay khi khoa học phát triển, sự phụ thuộc vào con người càng giảm đi, càng về sau lực lượng công nông thuần túy sẽ dần bị thay thế bởi máy móc công nghệ. Đến các ông nông dân ở Mỹ thời nay còn ngồi nhà bấm nút tưới tự động, lái máy bay đi rải thuốc nữa cơ mà.

- Lực lượng công nông (ngoại trừ những người giỏi thì đã thành ông chủ bà chủ) thì đa số kiến thức & ý thức kém, trình độ quản lý ko có thì đòi đi quản lý, lãnh đạo ai? Ai đã từng tiếp xúc với công nhân trong các nhà máy xí nghiệp là hiểu nhé

- Ngay từ cái câu nói và lý tưởng của chủ nghĩa Mác-Le là đã thấy lỗi thời: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" và "sở hữu toàn dân" đã thấy có vđ rồi, có làm thì mới có ăn, ko làm vẫn hưởng thì lấy đâu ra động lực để phát triển, sáng tạo, cải thiện năng suất; còn "sở hữu toàn dân" nói thì hay, nhưng nói toẹt ra là "dân không sở hữu bất cứ cái gì"
- Cuối: Một lý thuyết mà ko áp dụng dc vào thực tiễn ko gọi là lỗi thời thì là gì nữa. Thử nhìn trên thực tế xem hiện tại trên TG có nước nào thành công trong việc phát triển XHCN theo cái mô hình lý tưởng như Mác-Lenin đã lý luận?? Chưa kể đa số các quốc gia theo ĐCS đa phần là hình thức nhà nước - 1 đảng, tạo điều kiện thuận lợi cho lợi ích nhóm, hối lộ tham nhũng, các cty nhà nước vận hành lỗ từ năm này sang năm khác vẫn dc cấp vốn hoạt động, lý lẽ ở đâu???

Quan trọng là lỗi thời là lỗi ở đâu và k lỗi là k lỗi ở đâu ? ý bạn là xụp đổ của liên xô hay các nước xhcn đông âu? Có một câu rất hay ntn " chủ nghĩa tư bản sẽ không như bây giờ nếu không có những thành tựu của chủ nghĩa xã hội" và phải hiểu rõ chủnghĩa xã hội là gì thì sẽ thấy nó không bao giờ lỗi thời! 
https://cdn.noron.vn/2023/02/17/suc-song-truong-ton-cua-chu-nghia-mac-lenin-trong-tinh-hinh-moi-1676618936.jpg

không vì học thuyết này mang lại cho con người sự công bằn ghơn trong cuộc sống, giữ con người với con người, học thuyết này được các nước xhcn như việt nam, trung quốc,... áp dụng chỉ khác ở chỗ là làm theo tư tưởng của các lãnh tụ mà thôi. TQ họ áp dụng học thuyết này và đang là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Việt Nam áp dụng và đang là nền kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa mác lenin tạo nên 1 nhà nước của dân, vì dân, tạo nên nhà nước xã hội chủ nghĩa chứ không phải bất công như nhà nước tư bản chỉ vì người giàu

https://cdn.noron.vn/2023/05/24/523997382731478-1684929786.jpg