Có phải sinh viên mới ra trường không nên deal lương?

  1. Chuyện tuổi 20s

  2. Xã hội

  3. Hướng nghiệp

“Em vừa mới ra trường, cần học hỏi kinh nghiệm là chính, lương bổng chưa phải là vấn đề quan trọng.”

“Với kinh nghiệm non nớt thì sinh viên mới ra trường chỉ nên vui vẻ đồng ý với mức lương nhà tuyển dụng đưa ra”

Khi được hỏi về vấn đề deal lương khi mới ra trường, các bạn sinh viên thường có suy nghĩ như vậy. Mọi người nghĩ sao về vấn đề này? Rốt cuộc nên hay không nên?

Từ khóa: 

chuyện đi làm

,

chuyện tuổi 20s

,

xã hội

,

hướng nghiệp

Đây là câu hỏi được đưa ra bởi rất nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là trong bối cảnh các bạn Gen Z hiện tại ngày một tài năng và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn so với thế hện Gen X và Gen Y. Mình sẽ đưa ra một số quan điểm cá nhân khi là người đã từng phân vân trong vấn đề này.
Deal lương là hoạt động đàm phán giữa chủ doanh nghiệp và người lao động về mức thù lao người lao động sẽ nhận được, dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm, và tố chất của người lao động.
Vì là hoạt động đàm phán nên cả 2 bên sẽ đều phải đưa ra được lý do, nguyên nhân khiến cho đối phương thấy là tôi xứng đáng với con số đang được đề ra và cần hiểu đây là hoạt động win – win situation – tức là đàm phán cả 2 bên đều có lợi. Nhà tuyển dụng tuyển được nhân sự với mức lương hợp lý với năng lực nhân sự, nhân sự tìm được công việc với mức thu nhập phù hợp với năng lực và kỳ vọng của mình. 

Đầu tiên, các bạn sinh viên cần hiểu 1 nguyên tắc cơ bản là các bạn chỉ có thể đàm phán khi các bạn có vị thế.

Vị thế ở đây là gì?

  • Các bạn là sinh viên mới ra trường nhưng đã chứng minh được năng lực một cách xuất sắc trong công việc, có thể đến từ hoạt động ngoại khoá hoặc một công việc thực tập sinh/part-time nào đó các bạn từng làm từ thời sinh viên.
  • Các bạn được giới thiệu bởi một ai đó trong ngành, họ đánh giá các bạn rất cao và cho rằng bạn sẽ phù hợp với vị trí đó và mức lương đó (trường hợp này thường ít khi xảy ra).
  • Vị trí đó yêu cầu các kỹ năng đặc thù và nguồn cung nhân sự của vị trí trên thị trường khá hạn chế, điều này khiến người ứng tuyển có vị thế. VD: các vị trí về định biên bảo hiểm, thống kê, tài chính phân tích, dịch thuật cấp cao,..
https://cdn.noron.vn/2022/12/15/cach-deal-luong-02-1671075210.jpg

Nhà tuyển dụng có xu hướng offer công việc cho người có kỹ năng/kinh nghiệm hay tố chất ngang bằng với bạn nhưng sẵn sàng làm vị trí đó với mức lương thấp hơn so với bạn. Do đó, nếu bạn không rơi vào 1 trong 3 nhóm trên thì vị thế đàm phán sẽ không quá cao.

Vậy mới ra trường, các bạn có gì để deal lương nếu không nằm trong 3 nhóm trên?

  • Attitude – Thái độ: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy thái độ của bạn trong công việc phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho công ty và cho vị trí này. Khả năng học hỏi, tinh thần trách nhiệm, sự bền bỉ và không ngại khó sẽ luôn nằm trong top đầu các thái độ mà nhả tuyển dụng tìm kiếm
  • Skills – Kỹ năng: Kỹ năng các bạn có là gì? Tiềm năng các bạn có thể phát triển thêm những kỹ năng gì? Hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy.
    VD các bạn ứng tuyển cho vị trí Marketing – đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, phân tích,… hãy chỉ cho nhà tuyển dụng thấy là các bạn đã có kỹ năng giao tiếp thông qua kinh nghiệm của các bạn và thông qua cách bạn giao tiếp trong buổi phỏng vấn, còn kỹ năng phân tích thể hiện là mình đang phát triển và sẽ có trong tương lai (đã đang học, hoàn thành 1 số chứng chỉ, tư duy nói chuyện có tính phân tích, cấu trúc hoá rõ ràng,…)
  • Knowledge – Kiến thức: Có kiến thức liên quan về công việc, thể hiện qua kinh nghiệm hoặc qua các khoá học đã học

Đây sẽ là các “vị thế” các bạn cần củng cố thêm để đưa mình vào 1 thế đàm phán với nhà tuyển dụng.

Nếu các bạn có thể chỉ ra rằng tôi sở hữu ASK (Attitude + Skills + Knowledge) tốt nhất trong nhóm ứng viên mới ra trường thì nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng trả cho bạn 1 mức lương cao hơn so với các ứng viên khác có cùng số năm kinh nghiệm. Nếu các bạn tự tin với các “vị thế” trên của mình thì hãy tự tin để đưa ra một con số mà các bạn thấy phù hợp (cần lưu ý là con số cũng cần phải phù hợp với khoảng lương của nhà tuyển dụng cho vị trí đó và khoảng lương cho vị trí đó trên thị trường lao động).

Còn nếu không tự tin? Vẫn nên deal!

https://cdn.noron.vn/2022/12/15/bi-quyet-deal-luong-hieu-qua-cua-ung-vien-1671075252.jpg
Trả lời
Đây là câu hỏi được đưa ra bởi rất nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là trong bối cảnh các bạn Gen Z hiện tại ngày một tài năng và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn so với thế hện Gen X và Gen Y. Mình sẽ đưa ra một số quan điểm cá nhân khi là người đã từng phân vân trong vấn đề này.
Deal lương là hoạt động đàm phán giữa chủ doanh nghiệp và người lao động về mức thù lao người lao động sẽ nhận được, dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm, và tố chất của người lao động.
Vì là hoạt động đàm phán nên cả 2 bên sẽ đều phải đưa ra được lý do, nguyên nhân khiến cho đối phương thấy là tôi xứng đáng với con số đang được đề ra và cần hiểu đây là hoạt động win – win situation – tức là đàm phán cả 2 bên đều có lợi. Nhà tuyển dụng tuyển được nhân sự với mức lương hợp lý với năng lực nhân sự, nhân sự tìm được công việc với mức thu nhập phù hợp với năng lực và kỳ vọng của mình. 

Đầu tiên, các bạn sinh viên cần hiểu 1 nguyên tắc cơ bản là các bạn chỉ có thể đàm phán khi các bạn có vị thế.

Vị thế ở đây là gì?

  • Các bạn là sinh viên mới ra trường nhưng đã chứng minh được năng lực một cách xuất sắc trong công việc, có thể đến từ hoạt động ngoại khoá hoặc một công việc thực tập sinh/part-time nào đó các bạn từng làm từ thời sinh viên.
  • Các bạn được giới thiệu bởi một ai đó trong ngành, họ đánh giá các bạn rất cao và cho rằng bạn sẽ phù hợp với vị trí đó và mức lương đó (trường hợp này thường ít khi xảy ra).
  • Vị trí đó yêu cầu các kỹ năng đặc thù và nguồn cung nhân sự của vị trí trên thị trường khá hạn chế, điều này khiến người ứng tuyển có vị thế. VD: các vị trí về định biên bảo hiểm, thống kê, tài chính phân tích, dịch thuật cấp cao,..
https://cdn.noron.vn/2022/12/15/cach-deal-luong-02-1671075210.jpg

Nhà tuyển dụng có xu hướng offer công việc cho người có kỹ năng/kinh nghiệm hay tố chất ngang bằng với bạn nhưng sẵn sàng làm vị trí đó với mức lương thấp hơn so với bạn. Do đó, nếu bạn không rơi vào 1 trong 3 nhóm trên thì vị thế đàm phán sẽ không quá cao.

Vậy mới ra trường, các bạn có gì để deal lương nếu không nằm trong 3 nhóm trên?

  • Attitude – Thái độ: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy thái độ của bạn trong công việc phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho công ty và cho vị trí này. Khả năng học hỏi, tinh thần trách nhiệm, sự bền bỉ và không ngại khó sẽ luôn nằm trong top đầu các thái độ mà nhả tuyển dụng tìm kiếm
  • Skills – Kỹ năng: Kỹ năng các bạn có là gì? Tiềm năng các bạn có thể phát triển thêm những kỹ năng gì? Hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy.
    VD các bạn ứng tuyển cho vị trí Marketing – đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, phân tích,… hãy chỉ cho nhà tuyển dụng thấy là các bạn đã có kỹ năng giao tiếp thông qua kinh nghiệm của các bạn và thông qua cách bạn giao tiếp trong buổi phỏng vấn, còn kỹ năng phân tích thể hiện là mình đang phát triển và sẽ có trong tương lai (đã đang học, hoàn thành 1 số chứng chỉ, tư duy nói chuyện có tính phân tích, cấu trúc hoá rõ ràng,…)
  • Knowledge – Kiến thức: Có kiến thức liên quan về công việc, thể hiện qua kinh nghiệm hoặc qua các khoá học đã học

Đây sẽ là các “vị thế” các bạn cần củng cố thêm để đưa mình vào 1 thế đàm phán với nhà tuyển dụng.

Nếu các bạn có thể chỉ ra rằng tôi sở hữu ASK (Attitude + Skills + Knowledge) tốt nhất trong nhóm ứng viên mới ra trường thì nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng trả cho bạn 1 mức lương cao hơn so với các ứng viên khác có cùng số năm kinh nghiệm. Nếu các bạn tự tin với các “vị thế” trên của mình thì hãy tự tin để đưa ra một con số mà các bạn thấy phù hợp (cần lưu ý là con số cũng cần phải phù hợp với khoảng lương của nhà tuyển dụng cho vị trí đó và khoảng lương cho vị trí đó trên thị trường lao động).

Còn nếu không tự tin? Vẫn nên deal!

https://cdn.noron.vn/2022/12/15/bi-quyet-deal-luong-hieu-qua-cua-ung-vien-1671075252.jpg

Theo góc độ của một người làm tuyển dụng, mình nghĩ là NÊN nhé! Bạn nên làm theo các bước sau:

  • Nghĩ xem hiện tại mình đang muốn gì, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên? (Lương, Học tập, Trải nghiệm,...)
  • "Biết mình biết người, Trăm trận trăm thắng". Hiểu mình năng lực thế nào, Công ty apply đang cần gì.
  • Set mức lương tối thiểu mà bạn cần. (Bước này hãy tham khảo thị trường, công ty bé, công ty lớn, ngành nghề,... Tránh ảo tưởng sức mạnh giống mấy thanh niên Dev học bên CG, MX). Nhiều khi bạn chỉ cần tiền xăng xe, ăn trưa hoặc thậm chí không cần, cứ nói với Nhà tuyển dụng; Thường họ sẽ trân trọng điều này 🤣
  • Nói mức lương tối thiểu bạn mong muốn với Nhà tuyển dụng cùng các điểm mạnh có ý nghĩa thực tiễn, hoặc các đóng góp tiềm năng gì cho tương lai. Chứ nhiều thanh niên không dám nói là thiệt đấy. 

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ là "nên". Chỉ là "nên" như thế nào thôi :)

Đúng là mới bắt đầu, các bạn sinh viên thường có ít lợi thế cạnh tranh nhưng điều ấy không có nghĩa các bạn hoàn toàn không có giá trị. Các bạn có thời gian, tuổi trẻ và quan trọng nhất là sự hồn nhiên, sẵn sàng học hỏi điều mới (tuy hiếm nhưng vẫn có những bạn giữ được phẩm chất đáng yêu này). 

Khi bản thân có giá trị, các bạn bàn về giá cả là điều đương nhiên. Có ăn có học, thì cách bàn bạc của các bạn sẽ tinh tế, biết chừng mực và hợp tình hợp lý hơn (vì nhận thức tốt thì ít khi tăng giá trị bản thân lên quá cao song cũng không tùy tiện phá giá quá thấp).

Tập thỏa thuận về lương sẽ rèn luyện được thói quen bảo vệ quyền lợi chính đáng, chủ động lên tiếng khi có thắc mắc và bồi dưỡng lòng tự trọng, bạn nhé.